Thực trạng về sử dụng, bảo quản TBDH tại các trường THCS huyện Sa

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học tại các trường thcs huyện sa thầy tỉnh kon tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 56 - 58)

8. Cấu trúc luận văn luận văn

2.3. Thực trạng thiết bị dạy học tại các trường THCS huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum

2.3.3. Thực trạng về sử dụng, bảo quản TBDH tại các trường THCS huyện Sa

Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

2.3.3.1. Việc xây dựng kế hoạch bảo quản thiết bị dạy học

Qua thực tế làm công tác QL TBDH của các nhà trường và qua trao đổi, thu thập và tổng hợp ý kiến đánh giá, nhận xét của các CBQL, các GV làm công tác QL TBDH, các GV, nhân viên thiết bị trực tiếp QL và sử dụng TBDH tại các đơn vị, bộ phận trong các trường THCS trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, chúng tôi thấy mặc dù nhà trường đã giao cho các bộ phận chức năng và các tổ bộ môn xây dựng kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TBDH, song việc lập kế hoạch bảo quản chưa thật khoa học và tính khả thi khơng cao. Thực tế cho thấy, việc QL đầu tư mua sắm, trang bị, sử dụng TBDH được chú ý nhiều hơn so với việc QL công tác bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa.

Thực tế công tác bảo quản TBDH chưa làm thường xuyên, đầy đủ và thiếu sự QL chặt chẽ. Hiệu quả cơng tác QL việc bảo quản TBDH cịn chưa cao.

2.3.3.2. Việc tổ chức thực hiện công tác bảo quản thiết bị dạy học

Qua khảo sát, thăm dò ý kiến đánh giá của các CBQL, nhân viên làm công tác QL TBDH, các GV học sinh về thực trạng công tác bảo quản TBDH ở nhà trường, chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng việc bảo quản TBDH của các trường

TT

Mức độ đánh giá

Đối tượng đánh giá

Tốt Khá Trung bình Chưa đạt 1 CBQL 20% 35% 25% 20% 2 GV, NVTB 25% 28% 19% 28% 3 HS 28% 27% 30% 15%

Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 20% CBQL; 25% GV và 28% học sinh đánh giá công tác bảo quản TBDH ở trường là tốt. Trong khi đó 25%; 19% và 30% ở mức độ bình thường, nhưng khơng thường xun.

Qua tìm hiểu thực tế chúng tơi nhận thấy, các trường đã có quan tâm đến việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa TBDH. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện không được thường xuyên và đôi khi không kịp thời. Mặt khác, việc bố trí sắp xếp cán bộ phụ trách TBDH phần lớn là kiêm nhiệm, chưa được qua đào tạo và việc trang bị các điều kiện bảo quản chưa được chú trọng, nên công tác bảo quản, sửa

chữa TBDH chưa đạt hiệu cao.

2.3.3.3. Việc trang bị các điều kiện bảo quản thiết bị dạy học

Qua tìm hiểu thực trạng trang bị các điều kiện bảo quản TBDH thời gian qua, chúng tơi có được các số liệu sau:

Bảng 2.9. Thực trạng về các điều kiện bảo quản TBDH của các trường

TT

Mức độ đánh giá

Đối tượng đánh giá

Đủ, đúng quy định Đủ, chưa đúng quy định Thiếu 1 CBQL 18% 68% 14% 2 GV, NVTB 12% 72% 16%

Từ kết quả khảo sát, chúng ta nhận thấy, các trường đã có quan tâm đến công tác bảo quản TBDH và chú ý trang bị các điều kiện bảo quản, nhưng chỉ mới ở mức tạm đủ, trong đó bảo quản đủ, chưa đúng quy định trên từ 68% đến 72%. Nguyên nhân do kinh phí đầu tư cịn hạn chế, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, các trường đang thiếu thốn rất nhiều phương tiện bảo quản TBDH, do đó kinh phí đầu tư chủ yếu chỉ dành cho việc mua sắm, trang bị TBDH, chưa chú ý đầu tư trang bị các điều kiện, phương tiện bảo quản TBDH. Đây là một yếu điểm cần khắc phục, vì điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả khai thác sử dụng và bảo quản, giữ gìn TBDH.

Mặt khác, do điều kiện khí hậu huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum nắng nóng và độ ẩm cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến các TBDH tại các trường.

2.3.3.4. Về mức độ hư hỏng thiết bị dạy học

Khảo sát thực trạng mức độ hư hỏng của TBDH qua thăm dò ý kiến của các đối tượng khảo sát, chúng tôi ghi nhận được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng về mức độ hư hỏng TBDH của các trường

TT

Mức độ đánh giá

Đối tượng đánh giá Tốt

Sử dụng được Không sử dụng 1 CBQL 30% 52% 18% 2 GV, NVTB 32% 54% 14%

Kết quả khảo sát cho thấy CBQL là 30% tốt, 52% sử dụng được và 18% không sử dụng được. Còn đới với GV, NVTB tốt 32%, 54% sử dụng được, 14

khơng sử dụng được, nhìn chung mức độ hư hỏng TBDH tại các trường là hợp lý và chấp nhận được. Theo chúng tơi là vì: Cán bộ, giáo viên và học sinh có ý thức giữ gìn, bảo quản TBDH tốt. Các TBDH hầu hết mới được trang bị, đang trong thời gian bảo hành. Tuy nhiên, cần chú ý đầu tư các điều kiện bảo quản và làm tốt công tác quản lý việc bảo quản để đủ TBDH theo yêu cầu dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị dạy học tại các trường thcs huyện sa thầy tỉnh kon tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)