8. Cấu trúc luận văn luận văn
3.1. Các nguyên tăc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Các biện pháp xây dựng phải nâng cao được hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
3.1.2. Đảm bảo tính khoa học
Khi xây dựng các biện pháp phải căn cứ trên các văn bản hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, của các cấp Bộ, ngành về công tác khai thác và sử dụng TBDH trong nhà trường, đặc biệt là trong trường THCS. Ngoài ra, phải căn cứ trên việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về khai thác và sử dụng TBDH ở địa phương, từ đó phát hiện những vấn đề khó khăn trong lĩnh vực hoạt động này và đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng TBDH.
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống, tồn diện
Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải đảm bảo chu trình quản lý từ lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá đối với các nội dung từ trang bị, sử dụng đến bảo quản của quản lý TBDH. Các giải pháp đề xuất phải đảm bảo được mục đích, phù hợp với nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện; mỗi giải pháp phải phát huy được thế mạnh riêng và trong tổng thể các giải pháp quản lý TBDH. Các giải pháp phải đảm bảo sự đồng bộ giữa nhận thức và kĩ năng, giữa người quản lý và người bị quản lý, giữa trang bị, sử dụng và bảo quản.
3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi
Các biện pháp phải có tính khả thi, phải áp dụng được vào thực tiễn khai thác và sử dụng TBDH trong nhà trường.
Tính khả thi của các biện pháp phải được các cấp khai thác và sử dụng, cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao, phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình thực tế ở các trường THCS huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của huyện.
Các nguyên tắc này có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng cũng có sự độc lập tương đối, điều cốt yếu là các nguyên tắc được sử dụng phải có sự phối hợp hài hồ và hỗ trợ cho nhau.