8. Cấu trúc luận văn luận văn
3.2. Biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại các trường THCS huyện Sa Thầy, tỉnh
3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên
viên về vai trò và tác dụng của thiết bị dạy học trong việc đổi mới phương pháp dạy học
Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng thì có hành động đúng, nhận thức khơng đúng có thể dẫn đến hành động sai lệch. Một thói quen cố hữu là nhiều CBQL, nhiều nhân viên phụ trách TB vẫn xem nhẹ tác dụng của TBDH và QLTBDH trong quá trình dạy học. Vì vậy việc bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ phụ trách TBDH là việc làm hết sức cần thiết cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và phải được tiến hành đồng bộ tới tất cả các đối tượng thì mới có thể đạt hiệu quả cao.
a) Mục đích của biện pháp
Thực hiện tốt biện pháp này sẽ nâng cao được nhận thức, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ khai thác, sử dụng TBDH. Từ đó sẽ nâng cao được hiệu quả khai thác và sử dụng TBDH ở các trường THCS.
b)Nội dung của biện pháp
Để bồi dưỡng nhận thức và năng lực khai thác và sử dụng cho nhân viên phụ trách TBDH cần thực hiện một số vấn đề sau:
-Lãnh đạo nhà trường phải hướng dẫn đầy đủ các văn bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn về TBDH và sử dụng TBDH cho cán bộ, GV, nhân viên.
-Nhà trường thực hiện việc ổn định đội ngũ (GV) nhân viên phụ trách thiết bị: Đối với các nhân viên tuyển mới đúng chun mơn thì đã được coi là ổn định. Cịn đối với nhà trường chưa tuyển mới được mà vẫn sử dụng GV kiêm nhiệm thì cần bố trí khơng q hai GV phụ trách (Nếu có điều kiện nên bố trí một GV) và phân cơng phụ trách lâu dài (chuyên trách) đến khi tuyển mới được nhân viên thiết bị.
-Xây dựng nội dung tập huấn theo đơn vị trường hay cụm trường để đội ngũ nhân viên phụ trách TBDH thấy được vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc phục vụ giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
c) Cách thức tiến hành:
Để bồi dưỡng nhận thức, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ phụ trách TBDH các trường cần:
-Hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo về TBDH của Đảng, Nhà nước và của ngành, tổ chức quán triệt đến từng giáo viên, nhân viên trong toàn trường. Đây là cơ
sở pháp lý trong khi tuyên truyền, giáo dục đội ngũ giáo viên, nhân viên. Với biện pháp này giúp cho giáo viên, nhân viên có nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của TBDH và QL TBDH, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên, nhân viên tiếp xúc với hệ thống các văn bản quản lý, chỉ đạo về TBDH của cấp trên. Từ đó đề ra những quy định thống nhất để cùng nhau phối hợp thực hiện.
-Thực hiện các biện pháp bồi dưỡng: Bồi dưỡng tại chỗ, cử tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn (nếu thấy cần thiết) và các đợt bồi dưỡng, tập huấn do cấp trên tổ chức. Rèn luyện năng lực tự bồi dưỡng. Cụ thể như sau:
-Về bồi dưỡng tại chỗ: Trước khi bước vào năm học mới và định kỳ theo năm học, nhà trường cần tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ, GV, nhân viên về vai trò, chức năng của TBDH trong quá trình dạy học, thấy được việc khai thác và sử dụng, sử dụng tốt TBDH sẽ nâng cao được chất lượng dạy - học trong nhà trường; thấy được nhiệm vụ của mỗi người trong việc sử dụng cũng như bảo quản TBDH để đạt hiệu quả cao nhất.
-Tổ chức thảo luận về vấn đề khai thác và sử dụng TBDH để tìm ra những vấn đề chưa được làm sáng tỏ, chưa rõ trong quá trình khai thác và sử dụng. Tổ chức thao giảng minh họa chuyên đề đổi mới TBDH, chú trọng đến kỹ năng sử dụng TBDH, đúc kết kinh nghiệm phổ biến cho giáo viên thực hiện. Trường hợp nếu thấy cần thiết có thể tổ chức mời chuyên gia, cốt cán của huyện, tỉnh trong lĩnh vực khai thác và sử dụng TBDH về trường để hướng dẫn, bồi dưỡng tại chỗ.
-Về việc học tập nâng cao trình độ: Nhà trường cần xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ GV, nhân viên. Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho GV, nhân viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ tại các lớp ngắn hạn, dài hạn.
Phối hợp các trường xung quanh để nhân viên phụ trách TBDH được tham gia sinh hoạt nhóm có sự giám sát của lãnh đạo trường sở tại, tạo điều kiện cho nhân viên thiết bị giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ thiết bị.
Trước khi bước vào năm học mới, Phòng Giáo dục và Đào tạo thường kết hợp với cán bộ nghiệp vụ của Công ty Sách - TBGD của tỉnh để bồi dưỡng nghiệp vụ TBDH cho đội ngũ nhân viên phụ trách TBDH các trường.
-Tự bồi dưỡng: Các nhân viên phụ trách TBDH cần có ý thức tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ; có ý thức sẵn sàng tham gia các đợt tập huấn do huyện, tỉnh tổ chức và tham gia học tập nâng chuẩn.
quy định, nội quy... về khai thác và sử dụng TBDH là hết sức cần thiết.
Nó là cơ sở để thực hiện cũng như để các cấp khai thác và sử dụng kiểm tra, đánh giá công tác sử dụng TBDH.
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học về TBDH. Mở các hội thi về khai thác sử dụng TBDH. Tăng cường phổ biến kinh nghiệm, quan điểm, lý luận, thơng qua các hình thức nêu trên.
+ Thường xuyên phổ biến trong các cuộc họp hồi đồng tháng trong toàn trường. Định kỳ hàng tháng, học kỳ nhà trường cần tổ chức các buổi hội thảo khoa học, các chuyên đề đổi mới TBDH . Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hành chính trong cơng tác sử dụng TBDH.
+ Để tài liệu tại thư viên đề mọi người có điều kiện nghiên cứu. d) Điều kiện thực hiện biện pháp
-Bố trí đội ngũ ổn định, nhất là GV kiêm nhiệm.
-Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí bồi dưỡng, học tập cho cán bộ (GV) phụ trách TBDH.
-Lãnh đạo nhà trường, cấp trên quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ TBDH.