Hòa giải cơ sở

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự thông qua phương thức hoà giải ngoài toà án và thực tiễn trên địa bàn quận ngô quyền, thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 28 - 32)

Điều 127 Hiến pháp 1992 ghi nhận : “Ớ CO' sở, thành lập các tơ chức thích họp của nhân dãn đê giải quyết những vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật”.

Cụ thể hóa Hiến pháp, Điều 1 Pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10 ngày 25/12/1998 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động hòa giải năm 1998 (sau đây viết tắt là Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải năm 1998) quy định : “Hịa giải ở cơ sờ được thực hiện thơng qua hoạt động của Tổ chức hòa giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thơn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác để hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giài quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đồn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư” [14].

Cụ thê hóa Điêu 1 Pháp lệnh vê tơ chức và hoạt động hịa giải ở cơ sở năm 1998, Điều 2 Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tồ chức và hoạt động hòa giải ờ cơ sở quy định : “Hòa giải cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyên giải quyết với nhau

những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đồn kết trong nội bộ nhân dân, củng co, phát huy những tĩnh câm và đạo lý truyền thong tốt đẹp

trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư”.

Với sự phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp của các tranh chấp dân sự, Quốc hội khóa XIII, kỳ hợp thứ 5 đã thơng qua Luật Hịa giải cơ sớ ngày 20 tháng 6 năm 2013. Luật này quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở, hòa giải viên, tồ hòa giải; hoạt động hòa giải ở cơ

sở; trách nhiệm của cơ quan, tố chức trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Hịa giải ở cơ sở là q trình Hịa giải viên vận dụng pháp luật, đạo đức xã hội và bằng tấm gương của mình đế giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp tự nguyện giãi quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm xóa bị mâu thuẫn, bất đồng và đạt được thỏa thuận phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết trong nội bộ nhân dân, tương thân, tương ái, giữ gìn đạo đức, tình làng nghĩa xóm, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư, chủ động phòng ngừa và hạn chế những hành vi vi phạm pháp

luật ở cơ sở [7].

Với hiệu quả thiết thực của mình, cơng tác hịa giải ở cơ sở thực sự có vai trị quan trọng trong đời sống cộng đồng ở cơ sở. Hoạt động hòa giải ở cơ

sở là việc giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trên cơ sở hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải

quyết những mâu thuẫn, bất đồng, vi phạm pháp luật giúp giữ gìn tình làng, nghĩa xóm; tăng cường tình đồn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; ngăn ngừa kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo đảm trật tự an tồn xã hội. Hịa giải ở cơ sở cịn góp phần tích cực trong việc hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp, kéo dài. Mỗi vụ việc xảy ra ở cơ sở, nếu được hòa giải, giải quyết kịp thời sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của chính các bên tranh chấp, cũng như của các cơ quan nhà nước như chính quyền địa phương, Tịa án. Hơn nữa, đây cịn là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân. Bằng việc vận dụng những quy định của pháp luật để giải thích, phân tích, thuyết phục các bên tranh chấp, tổ viên Tổ hịa giải góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật và quan trọng hơn là cảm hóa, giáo dục ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật cho các bên.

Hòa giải ờ cơ sở được điều chỉnh bởi Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013, Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật hòa giải ở cơ sở, Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hịa giải ở cơ sở, Thơng tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện cơng tác hòa giải ở cơ sở.

Đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở, phạm vi của hòa giải bao gồm: mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình khơng hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, cơng trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác); tranh chấp phát sinh tù' quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử

dụng đât; tranh châp phát sinh từ quan hệ hơn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn; vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính; vi phạm pháp luật hình sự trong một số trường hợp được pháp luật quy định

[17].

Hoạt động hòa giải ở cơ sở được thực hiện bởi các hòa giải viên thuộc các tổ hòa giải. Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở (gồm thôn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố và cộng đồng dân cư khác) để hoạt động hòa giải. Cơ cấu tổ chức của tổ hịa giải gồm có tố trưởng và các hòa giải viên; mồi tổ hòa giải có từ 3 hịa giải viên trở lên, trong đó có hịa giải viên nữ (đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiều số thì tố hịa giải phải cỏ hòa giải viên là người dân tộc thiếu số). Hòa giải viên được bầu ra trong số những người có các tiêu chuẩn như: có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng dân cư; có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân, có hiểu biết pháp luật. Sau khi bầu chọn được hòa giải viên, Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định cơng nhận hịa giải viên. Tổ trưởng tổ hòa giải do hòa giải viên bầu trong sổ các hòa giải viên để phụ trách tổ hòa giải. Khác với các loại hình hịa giải khác, pháp luật khơng quy định thời hạn tiến hành hịa giải một tranh chấp do Tổ hòa giải thực hiện. Việc hòa giải chỉ kết thúc khi các bên đã đạt được thỏa thuận và tự nguyên thực hiện thỏa thuận đó. Thực tiễn hoạt động• • • 4^2 • • • • • <^7

hịa giãi cho thấy có nhiều việc tranh chấp trong cộng đồng dân cư diễn ra trong một thời gian dài, đòi hởi hòa giải viên phải kiên trì, dành thời gian, cơng sức tìm hiểu kỹ sự việc, theo dõi sát diễn biến sự việc đế có những biện pháp tiếp cận được với các bên tranh chấp, tìm được phương thức hịa giải

phù hợp nhât. Hịa giải viên có thê đên gặp gỡ từng bên đê lăng nghe, thuyêt phục. Sau khi tìm hiểu đầy đủ sự việc, lang nghe ý kiến của các bên, người hòa giải phải bằng tất cả sự cảm thơng, khéo léo phân tích, thuyết phục các bên đạt tới thỏa thuận phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, việc hịa giải có thể phải kéo dài trong nhiều tháng hoặc

lâu hơn cho đến khi các bên đạt được thỏa thuận và tự nguyên thực hiện thỏa• • • • C2 J • • • thuận đó.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự thông qua phương thức hoà giải ngoài toà án và thực tiễn trên địa bàn quận ngô quyền, thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)