Hòa giải tiền tố tụng

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự thông qua phương thức hoà giải ngoài toà án và thực tiễn trên địa bàn quận ngô quyền, thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 32 - 35)

Hòa giải tiền tố tụng được hiểu là trong trường hợp mà pháp luật quy định, các chủ thể trong mối quan hệ tranh chấp phải hịa giải thơng qua cơ quan hịa giải. Sau khi có kết quả hịa giải, dù là hịa giải không thành, chủ thế mới được tiếp tục gửi đơn khởi kiện đến Tịa án có thẩm quyền. Có thể nói, hịa giải tiền tố tụng là thủ tục bắt buộc, một trong những điều kiện thụ lý theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hịa giải tiền tố tụng gồm có hai hình thức là hòa giải tranh chấp quyền sử dựng đất tại ủy ban nhân dân xã, (phường, thị trấn) và hòa giải tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền.

Khác với hòa giải ở cơ sở, hoạt động hòa giải trong giải quyết các tranh chấp quyền sữ dụng đất cùa Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn; hòa giải tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Hòa giải viên lao động, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện (thị xã, thành phố thuộc tỉnh) là một thủ tục có tính chất pháp lý bắt buộc. Đây có thể được coi như là một giai đoạn bắt buộc trước khi nộp đơn khới kiện đến Tịa án nhân dân có thẩm quyền.

Phạm vi của các hoạt động hòa giải tiền tố tụng trong từng lĩnh vực cụ thể như sau:

- Trong giải quyết các tranh chấp đất đai: Theo quy định của Luật Đất đai

năm 2013 thì tranh châp đât đai là tranh châp vê quyên, nghĩa vụ của người sừ dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hịa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp khơng tự hịa giải được thì gửi đơn đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hịa giải. Các tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì khơng phải tiến hành hịa giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp; cịn tranh chấp quyền sử dụng đất được hiểu là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hịa giải tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp [49],

- Trong giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: Phạm vi hòa giải là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Tuy nhiên các tranh chấp lao động cá nhân sau đây khơng bắt buộc phải qua thủ tục hịa giải: về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng [29].

- Trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền: Phạm vi hòa giải là tranh chấp giữa tập thề lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoà ước lao động tập thế, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác [37],

Hoạt động hòa giải trong giải quyêt các tranh châp đât đai do Hội đơng hịa giãi tranh chấp đất đai thực hiện. Cơ cấu thành phần Hội đồng gồm: Chú tịch hoặc Phó Chù tịch Uỷ ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sổng lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ the, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh [23]. Luật Đất đai năm 2013 quy định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Hoạt động hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động cá nhân do Hòa giải viên lao động tiến hành. Hoạt động hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền do Hòa giải viên lao động, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, (thị xã, thành phố thuộc tỉnh) tiến hành. Tiêu chuẩn của hòa giải viên lao động bao gồm: Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và phẩm chất đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án; am hiểu pháp luật lao động và pháp luật có liên quan; có 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động, có kỹ năng hịa giải tranh chấp lao động [8]. Bộ Luật Lao động năm 2012 có quy định rõ về thời hạn giãi quyết đối với tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về quyền là trong thời hạn 05 ngày làm việc, kề từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải, giải quyết tranh chấp, Hòa giải viên lao động hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động đó.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự thông qua phương thức hoà giải ngoài toà án và thực tiễn trên địa bàn quận ngô quyền, thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)