c. u cầu Tịa án cơng nhận kết quả hòa giải thành
2.1.2. Tổng quan pháp luật Việt Nam về hoà giải các tranh chấp dân sự ngoài Toà án
sự ngoài Toà án
Tống quan, về ưu điếm chung của các phương thức của hoà giải ngoài Toà án của pháp luật Việt Nam hiện hành là bảo đảm bí mật của vụ việc; thời gian giải quyết tranh chấp nhanh chóng; chi phí giải quyết tranh chấp thấp; thủ tục giãi quyết tranh chấp thân thiện; văn bản về kết quả hồ giải thành được xem xét cơng nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Khác với thực tế hoà giải ở một số nước trên thế giới, văn bản về kết quả hoà giải thành của hoạt động hoà giải tranh chấp dân sự ngoài Toà án tại Việt Nam sẽ được Tịa án cơng nhận và được bảo đàm thi hành theo quy định của pháp luật. Đây thực sự là một ưu điểm của hoạt động hoà giải tại Việt Nam để các bên có động lực tham gia giải quyết tranh chấp bằng hoà giải ngoài Toà án.
Ngoài những ưu điểm kể trên, cơ chế pháp lý về hoà giải ngoài Toà án hiện hành còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Hiệu quả của các cơ chế hoà giải ngoài Toà án hiện hành chưa đạt được như kỳ vọng, cụ thế:
(1) về chủ thê tiến hành hoà giải:
Cơ chế hoà giải ngoài tố tụng do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành. Tuy nhiên, trong một số loại hình hồ giải, những người tiến hành hồ giải thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm; khơng phải là những hồ giải viên chuyên nghiệp có kiến thức pháp lý chuyên sâu; thiếu kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết khi hoà giải.
Cơ thế hoà giải trong tố tụng do Thẩm phán - người sẽ tiến hành xét xử, bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật về sự vô tư, khách quan, chỉ tuân theo pháp luật, phải chấp hành quy tắc đạo đức và ứng xử của Thấm phán nên nhiều trường hợp khó linh hoạt để đưa ra những giải thích, lời khuyên giúp
các bên tranh châp cảm thơng, chia sẻ, nhượng bộ và hồ giải.
(2) về phạm vì hồ giải:
Cơ chế hồ giải ngoài tố tụng chủ yếu được tiến hành đối với những tranh chấp, xích mích nhở trong nhân dân hoặc chỉ đối với một số loại tranh chấp đặc thù như tranh chấp lao động, tranh chấp đất đai, tranh chấp thương mại,. ..nên chưa đáp ứng được đòi hòi của xã hội.
(3) về quy mô tơ chức:
Cơ chế hồ giải ngoài tố tụng được thực hiện ngoài Toà án, khơng có sự hỗ trợ, giám sát từ phía Toà án. Nhiều cơ chế hoà giải ngồi tố tụng khơng có tồ chức hồ trợ, điều hành hoạt động mà chủ yếu do người tiến hành hồ giải tự mình thực hiện nên hoạt động của họ thiếu tính tổ chức cũng như sự kiểm tra, giám sát đế bảo đảm hiệu quả hoà giải.
Pháp luật hiện hành chưa có quy định về hồ giải trước tố tụng tại Tồ án nên chưa có cơ sở pháp lý để hình thành các Trung tâm Hồ giải, đội ngũ Hồ giải viên chuyên nghiệp tiến hành hoà giải tại Toà án.
(4) về phương pháp tiến hành:
Việc hoà giải ngoài tố tụng cịn thiếu tính chun nghiệp, khơng có sự hồ trợ từ phía Tồ án nên chưa tạo được niềm tin cần thiết để các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp.
Cơ chế hoà giải trong tố tụng được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự với trình tự, thủ tục chặt chẽ, thiếu tính linh hoạt nên cũng
làm giảm hiệu quả của hoà giải.
(5) về hiệu ỉực pháp lý:
Ket quả hoà giải ngồi tố tụng khơng được bảo đảm thi hành nểu không qua thủ tục cơng nhận cúa Tồ án. Trường hợp một trong các bên đề nghị Tồ án cơng nhận kết quả hoà giải thành ngoài Toà án theo Chương XXXIII của Bộ luật Tố tụng dân sự thì cũng phải qua trình tự, thủ tục phức
tạp với thời gian kéo dài.
Ngoài ra hiện nay, nhận thức về các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự ngoài Tồ án cịn yếu nên dễ dẫn đến việc khơng tơn trọng hoạt động hồ giải của các bên tranh chấp. Nhược điểm này là khá phổ biến ở Việt Nam khi mà nhận thức pháp luật cùa người dân và doanh nghiệp còn hạn chế. Trên thực tế, nhược điểm này khơng chỉ thách thức hoạt động hồ giải mà cũng thách thức cả hoạt động giải quyết tranh chấp của Trọng tài và Toà án. Nhiều người dân, doanh nghiệp chưa nhận thức được hậu quả kéo dài của quá trình giải quyết tranh chấp bằng tố tụng cũng như thi hành án sau này nên chưa thực sự chú tâm vào giải quyết tranh chấp bàng hoà giải.
Các quy định pháp luật liên quan đến thời hiệu chưa thực sự rõ ràng đối với thời gian hoà giải. Khác với tố tụng trọng tài, thời gian từ ngày nguyên đơn khởi kiện tại Trọng tài đến ngày Toà án ra quyết định thụ lý giải quyết vụ tranh chấp khơng tính vào thời hiệu khởi kiện”. Quy định pháp luật đối với thời hiệu khởi kiện liên quan đến hoạt động hoà giải ngoài tố tụng Trọng tài hay Toà án chưa thực sự rỗ ràng, thống nhất, bao gồm cả thời hiệu theo tố tụng Trọng tài và tố tụng Tồ án.
Chính vì vậy, số lượng các vụ việc Tịa án các cấp phải thụ lý hàng năm tăng lên rất nhanh với quy mô lớn và tính chất phức tạp. Việc gia tăng như vậy là tất yếu, tỷ lệ thuận với tăng dân số và quy mô nền kinh tế. Tỷ lệ gia tăng trung bình hàng năm là 9% so với cùng kỳ năm trước (Trong 3 năm gần đây, các vụ việc dân sự, hành chính được Tịa án các cấp thụ lý là: năm 2016 thụ lý 360.456 vụ việc; năm 2017 thụ lý 403.468 vụ việc; năm 2018 thụ lý 458.728 vụ việc). Trong khi đó, số lượng biên chế khơng thay đổi. Tại các tỉnh, thành phố lớn, đơng dân cư (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nằng, Hải Phòng,...) mỗi Thấm phán phải giải quyết số lượng vụ việc gấp 4 lần số lượng định biên, dẫn đến tồn đọng, chậm trễ. Tình hình đó bắt buộc phải có
những giải pháp căn cơ thúc đây nhanh và hiệu quả việc giải quyêt đơn cùa nhân dân, giảm áp lực cho Tòa án. Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là một chế định ưu việt đáp ứng được địi hỏi trước nhất cùa tình hình và lâu dài của tiến trình cải cách tư pháp.
Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải là một phương thức giải quyết phù hợp với xu thế của thời đại, thúc đẩy giao lưu dân sự, kinh tế phát triển; nâng cao hình ảnh, uy tín quốc gia trên bình diện quốc tế. Pháp luật Việt Nam đã nhìn nhận phương thức hồ giải ngồi Tồ án ngay từ Hiến pháp năm
1992. Điều 127 Hiến pháp năm 1992 ghi nhận: “Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những vi phạm pháp luật và những tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật". Từ đó đển nay, các văn bản quy định về các phương thức hoà giải ngoài Toà án tại Việt Nam
lần lượt ra đời, phong phú, đa dạng hơn về quy mô, lĩnh vực và được quy định trong nhiều văn bản pháp luật cụ thể.
Hiện nay ở Việt Nam, các văn bản pháp luật quy định về giải quyết tranh chấp dân sự thơng qua phương thức hịa giải ngồi Tịa án gồm: BLTTDS năm 2015, Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, Nghị định sổ 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hòa giãi cơ sớ, Bộ Luật Lao động năm 2012, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại ngày 24/02/2017, Quyết định số 944/QĐ-BTP ngày 3/7/2017 ban hành kể hoạch triển khai Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hịa giải thương mại, Cơng vãn số 2147/BTP-BTTP ngày 26/6/2017 về việc triển khai Nghị định sổ 22/2017/NĐ-CP, Quyết định số 500/QĐ-BTP ngày 26/3/2018 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hịa giải thương mại thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Thông tư 02/2018/TT-BTP ngày 26/2/2018 ban hành và hướng dẫn sử dụng một số biếu mẫu về tổ chức và hoạt động hịa giải thương mại có hiệu lực từ ngày
20/4/2018, Luật Hịa giải, đơi thoại tại Tịa án đã được Qc hội khoá XIV biểu quyết tán thành, thông qua tại kỳ họp thứ 9 (Luật này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021), Công văn số 48/TANDTC-PC ngày 09/3/2018 và Công văn số 72/TANDTC-PC ngày 16/4/2018 hướng dẫn triển khai thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại thành phố Hải Phịng,...
Đối với hình thức hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Luật Hịa giải cơ sở năm 2013 hay với hình thức hịa giải tiền tố tụng như hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại ủy ban nhân dân xã, (phường, thị trấn) theo quy định của BLTTDS 2015 và hòa giải tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 dù đã được ban hành nhiều năm nhưng hiệu quả thực hiện trên thực tiễn vẫn chưa cao. Việc hòa giải ở cơ sở theo Luật Hòa giải ở cơ sở tuy đạt tỷ lệ cao nhưng vẫn còn nhiều mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải chưa được phát hiện hoặc được phát hiện nhưng chưa được hòa giải, hòa giải khơng kịp thời, hịa giải khơng thành dẫn đến khiếu kiện kéo dài; chỉ có hai trung tâm trọng tài thương mại cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại; tỷ
lệ vụ việc được hòa giải thành các vụ việc tranh chấp lao động đạt 60%, nhưng số vụ được hòa giải viên lao động thụ lý rất thấp. Thực tế xét xử cho thấy số các vụ việc hòa giải thành ngồi Tịa án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án và đề nghị Tồ án cơng nhận kết quả hồ giải thành theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự chiếm tỷ lệ thấp, gần như là khơng có, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, chưa phát huy được hết vai trò, ý nghĩa của thủ tục hòa giải mà các nhà lập pháp đã đề ra đó là giảm thiếu khối lượng cơng việc cho hệ thống Toà án.
Đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoà giải là giải pháp căn cơ, giúp giải quyết khối lượng công việc ngày càng nặng nề của Toà án trong bối cảnh hàng năm các tranh chấp, khiếu kiện không ngừng tăng lên cả về số
lượng và tính chât phức tạp.
Với ý nghĩa nêu trên, tăng cường hồ giải, đối thoại ln là vấn đề được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được xác định trong nhiều văn kiện quan trọng về cải cách tư pháp. Tại Hội nghị triển khai cơng tác Tồ án năm 2019, đồng chí Tổng bí thư, Chữ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “ Việc Toà án mở rộng thỉ điểm hoà giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính là một hưởng đi đúng đắn. Trên cơ sở tông kết thí điểm, phải nghiên cứu đê tạo ra thiết chế bảo đảm quyền tự
quyết của người dân theo đúng tinh thần việc dân sự cốt ở đôi bên” và lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cức chủ xử hay là rất tốt, nhưng nếu không phải hay xử còn tốt hơn”.
Mới đây, tại kỳ họp thứ 9, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã được Quốc hội khố XIV biểu quyết tán thành, thơng qua (Luật này sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021).
Trong q trình nghiên cứu, xây dựng Luật Hồ giải, đối thoại tại Toà án, Toà án nhân dân Tối cao đã dịch và tham khảo Luật về hoà giải của 06 quốc gia gồm: Luật Hoà giải tư pháp tranh chấp dân sự Hàn Quốc, Luật Điều đình dân sự Nhật Bản, Luật Hoà giải nhân dân Trung Quốc, Luật về thống nhất hoà giải Hoa Kỳ, Luật về hoà giải và trọng tài Àn Độ, Luật Hoà giải của Đức; tiếp cận và tham khảo Luật về hoà giải của hơn 60 quốc gia khác, gồm: Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaisia, Canada, Áo, Bi, Cộng hoà Séc, Hà Lan, Pháp,...
Qua nghiên cứu cho thấy, có 03 mơ hình về hồ giải được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, cụ thể:
(1) Mơ hình thị trường, được áp dụng nhiều tại các quốc gia theo truyền thống thông luật như Anh, Hoa Kỳ, ủc, Canada, Philipp in,... Với mơ hình này, vụ việc tranh chấp được chuyển cho Hoà giãi viên ngoài Toà án tiến
hành hoà giải. Chi phí hồ giải do các bên chi trả. Tuy nhiên, đôi với một sô loại vụ việc hạn chế (như các tranh chấp liên quan đến lợi ích cơng), chi phí có thể lấy từ ngân sách Nhà nước.
(2) Mơ hình cơng lý, được áp dụng tại Pháp, Đức, Indonesia, Thái Lan, Singapore,...Với mơ hình này, việc hồ giải do Thẩm phán hoặc cán bộ Toà án thực hiện. Các bên khơng phải chịu chi phí hồ giải.
(3) Mơ hình pha trộn, được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới và là xu hướng chuyển đổi của các quốc gia đã áp dụng mơ hình thị trường và mơ hình cơng lý. Với mơ hình này, Hồ giải viên do Toà án chỉ định hoặc giới thiệu. Kinh phí hồ giải vừa do các bên đóng góp, vừa do Nhà nước đảm bào.
về hiệu quả, qua nghiên cứu cho thấy, việc áp dụng chế định “Hoà giải tại Toà án” với phương châm “hai bên cùng thắng’' không những là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác hồ giải mà cịn góp phần đẩy nhanh q trình giải quyết tranh chấp, khắc phục tình trạng tồn đọng án; thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế - xã hội phát triển, giảm chi phí
cho xã hội. Tại Hội nghị tư pháp quốc tế thường niên lần thứ 19 được tổ chức tại Washington, Hoa Kỳ ngày 18/5/2016 đã khuyến cáo chế định “Hoà giải tại Toà án” như là công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động của Toà án.
Như vậy, xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đời sống, từ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoà giải tại Toà án; thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng về đa dạng hoá các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự thông qua việc xây dựng cơ chế pháp lý về hoà giải tại Toà án; thực hiện Ket luận của Ban Chi đạo Cải cách tư pháp Trung ương; học tập kinh nghiệm của một sổ quốc gia đã triển khai thành cơng mơ hình này, Tồ án nhân dân Tối cao cho rằng việc ban hành Luật Hoà giải, đối thoại tại Toà án
là hêt sức cân thiêt.
Mục đích cơ bản khi xây dựng Luật Hồ giải, đối thoại tại Tồ án đó là: (1) Xây dựng cơ chế pháp lý mới hiệu quà về hoà giải tại Toà án để cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giải quyết tranh chấp dân sự. Cơ chế hồ giải này độc lập, khơng mâu thuẫn, không thay thế các cơ chế pháp lý hiện có.
(2) Thu hút, huy động nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm trong xã hội tham gia phối hợp cùng Toà án tiến hành hoà giải đế giải quyết các tranh chấp dân sự.
(3) Nâng cao chất lượng giải quyết các tranh chấp dân sự; tăng tỷ lệ hoà giâi thành và hiệu quả thi hành kết quả hồ giải [24].
Xuất phát từ nhu cầu, địi hỏi của thực tiễn cuộc sống; từ ý nghĩa, tầm quan trọng của hịa giải tại Tịa án; kết q thí điểm đã chứng minh chủ trương, đường lối của Đảng về đa dạng hóa các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự thông qua việc xây dựng cơ chế pháp lý mới về hịa giải tại Tịa án, ngồi tố tụng, trước khi Tòa án thụ lý vụ việc là đúng đắn. Việc ban hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án là hết sức cần thiết và là một tất yếu khách quan.