Hoà giải thương mạ

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự thông qua phương thức hoà giải ngoài toà án và thực tiễn trên địa bàn quận ngô quyền, thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 69 - 71)

c. u cầu Tịa án cơng nhận kết quả hòa giải thành

2.2.3. Hoà giải thương mạ

Sau khi Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại được ban hành hành, Bộ Tư pháp đã chủ động ban hành Quyết định số 944/QĐ-BTP ngày 3/7/2017 ban hành kế hoạch triển khai Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hịa giải thương mại, Cơng văn số 2147/BTP-BTTP ngày 26/6/2017 về việc triển khai Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, Quyết định số 500/QĐ-BTP ngày

26/3/2018 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực

hịa giải thương mại thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Thông tư 02/2018/TT-BTP ngày 26/2/2018 ban hành và hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tồ chức và hoạt động hịa giải thương mại có hiệu lực từ ngày 20/4/2018. Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ, ngành tổ chức Hội nghị để tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các nội dung của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP đến các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp trong phạm vi cả nước. Tại địa phương, hoạt động triến khai thi hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP cũng đã được quan tâm thực hiện. Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực, chủ động tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và ban hành kể hoạch triển khai; tổ chức tuyên truyền, phổ biến dưới nhiều hình thức về mục đích, ỷ nghĩa của việc ban hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, về vai trị, tính hiệu quả của phương thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, quán triệt nội dung cơ bàn của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP tới các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp ở địa phương, đội ngũ hòa giải viên hương mại, trọng tài viên, luật sư, báo cáo viên pháp luật.

Tính đến nay, cả nước đã có 07 Trung tâm hịa giải thương mại được Bộ Tư pháp cấp giấy phép thành lập, 03 Trung tâm trọng tài được bổ sung chức năng hòa giải thương mại, chủ yếu là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và gần 100 hịa giải viên thương mại vụ việc đã đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên cho tới nay, chưa có số liệu báo cáo về vụ việc tranh chấp thương mại được giải quyết theo phương thức hoà giải thương mại.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, hoạt động hòa giải thương mại vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập như:

Thứ nhất, hoạt động hòa giải thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại mới hình thành ở nước ta. Do đỏ, hiếu biết và nhận thức của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp về

phương thức giải quyết bằng hòa giải thương mại vẫn còn hạn chế. Phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam chưa có thói quen sử dụng hịa giải trong việc giải quyết tranh chấp của mình, thậm chí là chưa có niềm tin vào vai trò của hòa giải thương mại và khả năng thực thi các thỏa thuận hòa giải thành trong thực tế. Tâm lý và truyền thống sử dụng Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của cá nhân, doanh nghiệp.

Thứ hai, chất lượng đội ngũ hòa giải viên thương mại mới được hình thành nên cịn chưa đồng đều, chưa được đào tạo bài bản. Một số hòa giải viên thương mại chưa được trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật, kỳ năng giải quyết tranh chấp hòa giải thương mại. Bên cạnh đó, mặc dù nhiều Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập nhưng sổ lượng Trung tâm hòa giải thương mại được người dân, doanh nghiệp lựa chọn để giải quyết tranh chấp gần như chưa đáng kể.

Thứ ha, hiện nay, quy định của pháp luật về hòa giải thương mại còn chồng chéo, văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất mới chỉ là Nghị định nên hiệu lực, hiệu quả còn hạn chế. Một số quy định tiên tiến của pháp luật về hòa giải thương mại của các nước như thời gian các bên giải quyết tranh chấp hòa giải thương mại khơng tính vào thời hiệu tố tụng chưa được quy định trong pháp luật tố tụng của Việt Nam. Điều này ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng hòa giải thương mại của doanh nghiệp, người dân [67],

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự thông qua phương thức hoà giải ngoài toà án và thực tiễn trên địa bàn quận ngô quyền, thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 69 - 71)