Giải pháp và định hướng hoàn thiện pháp luật vê hoà giải các tranh chấp dân sự thông qua hình thức hoà giải tiền tố tụng

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự thông qua phương thức hoà giải ngoài toà án và thực tiễn trên địa bàn quận ngô quyền, thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 88 - 90)

c. u cầu Tịa án cơng nhận kết quả hòa giải thành

3.3. Giải pháp và định hướng hoàn thiện pháp luật vê hoà giải các tranh chấp dân sự thông qua hình thức hoà giải tiền tố tụng

chấp dân sự thơng qua hình thức hồ giải tiền tố tụng

3.3.1. Giải pháp

Thứ nhất, cần hoàn thiện và nâng cao kỹ năng giải quyết hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã và các tranh chấp lao động. Hòa giải tranh chấp đất đai và các tranh chấp lao động là vấn đề vơ cùng khó khăn và phức tạp. Điều này đòi hỏi các thành viên trong Tổ hòa giải và hồ giải viên phải tìm hiểu quá trình mâu thuẫn cũng như là nắm bắt chính xác tâm tư, nguyện vọng của các bên. Q trình hịa giải, Tổ hịa giải phải tỏ ra hết sức mềm dẻo, vừa giải quyết tranh chấp trên cơ sở quy định pháp luật nhung cũng vừa có tình. Để làm được việc này địi hỏi thành viên Tồ hòa giải và hòa giải viên phải được trang bị một

sổ kỳ năng cần thiết.

Thứ hai, cần tăng cường công tác tổ chức tập huấn về cơng tác hịa giải về tranh chấp đất đai và tranh chấp lao động. Ngoài việc trang bị những kỹ năng cần thiết cho việc hịa giải tranh chấp thì địi hỏi hồ giải viên cần phải có hiếu biết đầy đủ về các quy định của pháp luật cỏ liên quan đến hịa giải. Có như vậy, mới hạn chế được những sai sót trong q trinh hồ giải.

Thứ ba, cần nâng cao trách nhiệm hòa giải tranh chấp đất đai của Tổ hòa giải và tranh chấp lao động của hồ giải viên. Đế việc hịa giải đem lại kết quả tốt, vai trò của Tổ hòa giãi tranh chấp đất đai và hoà giải viên lao động là rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế một số vụ việc hòa giải tranh chấp đất đai của Tổ hịa giải và hồ giải các tranh chấp lao động của hoà giải viên lao động chưa làm hết trách nhiệm của mình, chỉ hịa giải qua loa, chiếu lệ để chuyển hồ sơ đến Tịa án. Do đó, cần có sự quan tâm thích đáng của nhà nước thơng qua việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp lý, kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên. Đồng thời tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động của Tồ hịa giải ở cơ sở và Hồ giải viên lao động đế nâng cao hiệu quả hoạt động hịa giải.

Thứ tư, cân tăng cường cơng tác phơ biên, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Thực tế cho thấy, việc tranh chấp đất đai và tranh chấp lao động xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân là trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật, sự tôn trọng pháp luật cùa một bộ phận nhân dân cịn hết sức hạn chế. Do đó, việc nâng cao trình độ pháp luật cho nhân dân theo yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật hiện nay đang là vấn đề cấp thiết. Để làm được việc này cần triển khai đồng bộ các hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền thông qua các hội nghị, tuyên truyền thơng qua cơng tác hịa giải ở cơ sở, qua tủ sách pháp luật...

3.3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật

Đối với việc hoà giải các tranh chấp lao động, từ những bất cập được nêu ra ở phần thực tiễn, cần thiết phải đưa ra một số định hướng nhằm giải quyết vấn đề, góp phần hồn thiện các nội dung về pháp luật lao động, nhất là các vấn đề liên quan thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là hoạt động hoà giải tiền tố tụng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về quy định thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện, cần bổ sung điều khoản về “thời gian khơng tính vào thời hiệu khởi kiện” nhằm đảm bảo thống nhất với quy định trong Bộ luật Dân sự hiện hành về thời hiệu khởi kiện; hoặc bổ sung nội dung “trường hợp bộ luật này không quy định, thì áp dụng Bộ luật Dân sự” để có cơ sở dẫn chiếu trong trường hợp luật chuyên ngành khơng quy định thì áp dụng luật chung như tại Điều 4 Luật Thương mại năm 2005 có quy định nội dung này như sau: “Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự".

Thứ hai, về thời hiệu khởi kiện, cần điều chỉnh thời hiệu khởi kiện tranh chấp lao động là 02 năm để phù hợp với thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp dân sự hiện nay; hoặc có thể điều chỉnh thời hiệu khởi kiện là 02 năm bổ

sung quy định theo hướng “khi các bên đưa yêu câu ra Tòa án đê giải quyêt sau 01 năm thì phần tiền cơng, tiền lương do mất việc, lãi suất từ khoản phải trả giữa các bên (nếu có) chỉ được tính trong khốn thời gian 01 năm này”.

Thứ ba, về giá trị pháp lý của biên bản hòa giãi thành, cần bố sung quy định theo hướng “biên bàn hịa giải thành có hiệu lực pháp luật và buộc phải thi hành, trừ trường hợp nội dung thỏa thuận trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc quá trình hịa giải khơng đúng thủ tục theo quy định” để đảm bảo về mặt lý luận khi công nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hoà giải viên lao động cũng như đảm bào nguyên tắc không xem xét lại vụ việc đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời tránh gây lãng phí thời gian, cơng sức của các bên khi tiến hành thủ tục hòa giãi và thủ tục hòa giải hướng đến giá trị thực thi hơn là mang tính “hình thức” như hiện nay.

Trong khi chờ đợi các vướng mắc, bất cập đang tồn tại về thủ tục và thời hiệu trong giải quyết tranh chấp lao động nói trên được chinh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hiện nay, khi tiến hành thủ tục hịa giải thì các bên tranh chấp nên ấn định thời hạn thực hiện thỏa thuận cụ thể trong biên bản hòa giải thành và phải đám bảo trước một khoảng thời gian nhất định so với thời hiệu khởi kiện theo luật định.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự thông qua phương thức hoà giải ngoài toà án và thực tiễn trên địa bàn quận ngô quyền, thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)