Tỉồ giải tiên tơ tụng

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự thông qua phương thức hoà giải ngoài toà án và thực tiễn trên địa bàn quận ngô quyền, thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 63 - 69)

c. u cầu Tịa án cơng nhận kết quả hòa giải thành

2.2.2. tỉồ giải tiên tơ tụng

Đối với hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp khơng hịa giải được (tự hịa giải hoặc thơng qua hịa giải cơ sờ) thì gửi đơn đến úy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải (khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai). Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì tùy từng trường hợp được giải quyết tại Tịa án hoặc ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (khoản 1 và khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai). Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật Đất đai tuy chưa có số

lượng thống kê tồn quốc nhưng qua khảo sát tại quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, năm 2019, tổng sổ vụ tranh chấp đất đai được thụ lý tại ủy ban nhân dân cấp xã, phường trên địa bàn quận Ngơ Quyền là 94 vụ, trong đó hịa giải thành là 27 vụ, số vụ hịa giải khơng thành là 67 vụ. Cũng trong năm 2019, Tịa án nhân dân quận Ngơ Quyền thụ lý 18 vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất (những tranh chấp này theo quy định của pháp luật phải hòa giải tại

ủy ban nhân dân cấp xã).

Thủ tục hòa giải cơ sở do ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn tiến hành là điều kiện bắt buộc trước khi các đương sự được khởi kiện tới Tòa án khi các đương sự tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, chứ khơng phải khuyến nghị hoặc khuyến khích. Việc Nhà nước đề cao việc hịa giải trong q trình giải quyết các tranh chấp đất đai và coi đó là một trong những biện pháp cơ bản để giải quyết tranh chấp đất đai nhằm mục đích khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thơng qua

hịa giải ở cơ sở là một chủ trương đúng đắn. Quy định này là cần thiết nhằm tạo cơ hội để các bên thương lượng giải quyết, giữ được tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, tăng tính đồn kết trong nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế kết quả việc hòa giãi tranh chấp đất đai ở cơ sỡ cho thấy thủ tục này chỉ mang

tính hình thức, động viên và ghi nhận hịa giải khơng thành đê chuyên sang Tòa án giải quyết. Phần lớn các tranh chấp đất đai (chủ yếu là tranh chấp về quyền sử dụng đất) thường có kết quả là hịa giải khơng thành và phải chuyển hồ sơ đến Tịa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự. Qua công tác nhận đơn khởi kiện tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án, nhận thấy việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã thường có một số sai sót sau:

Thứ nhất, do các tranh chấp đất đai thường rất gay gắt, phức tạp vượt quá khả năng giải quyết cùa cán bộ địa phương, mặt khác trong quá trình hịa giải ở cơ sở, các bên đương sự thường không cung cấp đầy đủ tài liệu, chửng cứ nên Hội đồng hịa giải cơ sở cũng khó hịa giải thành. Nhiều trường hợp mâu thuẫn đã có từ lâu và đến khi phải ra đến chính quyền giải quyết là lúc tranh chấp giữa hai bên đã rất căng thẳng. Mặt khác, ở nhiều địa phương, cán bộ tham gia hòa giải nhiều khi là họ hàng hoặc quen biết cả hai bên nên có phần e ngại va chạm, vì thế có tâm lý né tránh, gây thêm khó khăn cho đương sự trong việc giải quyết tranh chấp. Nhiều nơi cán bộ của ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc hịa giải qua qt, khơng đúng thủ tục, gây mất thời gian. Công chức địa chính khơng vẽ sơ đồ phác họa phần đất tranh chấp giữa các bên [51]. Việc hịa giải khơng đầy đũ thành phần theo quy định như khơng có sự tham gia của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Khơng có mặt của Tố trưởng tố dân phố, trưởng thôn, nhất là khơng có đại diện của một số hộ dân cư sinh sống lâu đời tại khu vực có đất tranh chấp biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất đối với thửa đất đó. Việc vắng mặt đại diện của một số hộ dân cư sinh sống lâu đời tại khu vực có đất tranh chấp biết rõ về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất đối với thửa đất trong q trình hịa giải có thể nhận thấy nguyên nhân là do thành phần này là những người khơng có trách nhiệm

cơng vụ, nên việc họ không tham gia hoặc từ chôi tham gia hội đông sẽ khơng có chế tài bắt buộc. Mặt khác, việc xác định được người sinh sống lâu đời và biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đối với các khu vực đơ thị hóa nhanh như địa bàn quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng, các mặt bằng tái định cư việc thay đối nhân khẩu trong khu vực này cũng rất thường xuyên, nên đối tượng sinh sống lâu đời ở các khu vực này rất khó xác định. Đối với khu vực nơng thơn thì có thể xác định được người sinh sống lâu đời và biết rỗ về nguồn gốc thửa đất có tranh chấp, nhưng việc mời đối tượng này tham gia hịa giải tranh chấp về đất đai cũng khơng phải dễ, bởi họ ngại va chạm, sợ mất lòng,... Ket quả là việc hịa giải đó khơng giải quyết được tranh chấp mà lại thêm thủ tục phiền hà cho người dân.

Thứ hai, về hiệu quả pháp lý của việc tiến hành hòa giải tại cơ sở, thực tế còn xảy ra trường hợp úy bân nhân dân cấp xã hịa giải thành nhưng sau đó một hoặc các bên tranh chấp khơng thực hiện nội dung hịa giải lại tiếp tục khởi kiện dẫn đến vụ việc tranh chấp kéo dài. Chính vì vậy quy định bắt buộc các đương sự muốn khởi kiện tại Tòa án phải qua hịa giải tại địa phương là khơng cần thiết vì hiệu quả khơng cao do khơng có chế tài mà chỉ dựa trên sự tự nguyện của các bên.

Đối với hòa giải tranh chấp lao động cá nhân, một số tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của Hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của Bộ luật Lao động. Hiện các vấn đề phức tạp thường diễn ra ở tranh chấp lao động cá nhân và giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Theo đó, về tranh chấp lao động cá nhân, số lượng các vụ được xử lý bởi các hịa giải viên trung bình chỉ đạt 3 - 4 vụ mồi năm. số vụ được hòa giải thành chiếm tỷ lệ 60%, số vụ hịa giải khơng thành chiếm tỳ

lệ 40% [1],

Theo báo cáo về “Hoàn thiện hệ thống giải quyết tranh chấp lao động ở

Việt Nam” của Cục Quan hệ Lao động và Tiên lương, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, hiện nay, các vụ tranh chấp lao động mà Tòa án thụ lý đều là các tranh chấp lao động cá nhân. Theo thống kê của ngành Toà án, trong 05 năm (2014 - 2019) Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 28.857 vụ tranh chấp lao động (trong đó tranh chấp lao động đưa ra Tòa án giải quyết vẫn tập trung chủ yếu ở địa bàn trọng điểm về kinh tế, công nghiệp, dịch vụ phát triển như: Thành phổ Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nằng...). Tính riêng tại Tồ án nhân dân quận Ngơ Quyền trong 05 năm (2014 - 2019) đã xét xử sơ thẩm 27 vụ tranh chấp

lao động. Điều đáng nói là trong số vụ tranh chấp thì tranh chấp về bảo hiểm xã hội chiếm 43%; số vụ tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại chiếm 19%; số vụ tranh chấp liên quan đến việc làm, tiền lương chiếm 21 % tổng số các vụ việc được thụ lý.

về giãi quyết tranh chấp lao động tập thể, thì các vụ giải quyết tranh chấp lao động có liên quan đến tập thề lao động được đưa ra giải quyết tại Tòa án tỷ lệ rất thấp. Trong những năm qua, tranh chấp về thực hiện thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp về quyền thành lập, gia nhập hoạt động cơng đồn là rất nhỏ, chỉ có 09 vụ việc/24.854 vụ việc được thụ lý giải quyết tại cấp sơ thẩm, chiếm tỷ lệ 0,04%. Tại Tồ án nhân dân quận Ngơ Quyền, trong 05 năm (2014 - 2019) khơng có tranh chấp lao động liên quan đến tập thể lao động được đưa ra giải quyết.

Hiện nay hầu hết các địa phương đều đã bồ nhiệm hòa giải viên lao động và thành lập hội đồng trọng tài lao động để giãi quyết tranh chấp lao động. Xét về tổng thể, mơ hình này phù hợp với bối cảnh khơng làm phát sinh thêm biên chế, bộ máy, kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất. Thế nhưng, hiện hoạt động hòa giải tranh chấp lao động của hòa giải viên chỉ mới tập trung vào giải quyết các vụ tranh chấp lao động cá nhân và số vụ tham gia giải quyết cũng rất thấp, bình quân că nước là 60-70 vụ/năm [1].

Hoạt động hòa giải tranh châp lao động thời gian vừa qua còn đặt ra một số vấn đề cần giải quyết, cụ thể: Vai trò của Hòa giải viên mới chỉ giới hạn trong giải quyết tranh chấp một cách bị động khi được yêu cầu; chưa có nhiệm vụ hỗ trợ hai bên trong doanh nghiệp phát triển quan hệ lao động một cách tích cực, chủ động để phòng ngừa tranh chấp xảy ra; Yêu cầu chung của thiết chế hòa giải là phải bảo đảm tính độc lập, trung lập nhưng hiện nay

100% đội ngũ Hòa giải viên hoạt động kiêm nhiệm. Nhiều Hòa giải viên được bố nhiệm chính là cán bộ của các tổ chức đại diện của chính các bên tranh• • • • chấp, khơng bảo đảm tính khách quan, trung lập, ảnh hưởng đến niềm tin của các bên tranh chấp đối với các Hòa giải viên; Mạng lưới Hòa giải viên mới chỉ quy định bố trí theo từng tĩnh, chưa có sự quản lý, kết nối thống nhất từ trung ương tới địa phương; Chế độ chính sách cịn thấp, các hồ trợ về địa điểm, phương tiện, kinh phí làm việc của địa phương rất hạn chế, không thu hút được nguồn nhân lực tham gia.

về giá trị pháp lý của “biên bản hoà giải thành”, theo khoản 3 Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về trình tự, thủ tục hịa giải tranh chấp

lao động cá nhân của Hòa giải viên lao động, thì trường hợp các bên thỏa thuận được, Hịa giải viên lao động lập “biên bản hòa giải thành”. Biên bản này do Hòa giải viên lập, là kết quả ghi nhận ỷ chí và nguyện vọng của các bên. Mặc dù Điều 200 Bộ luật lao động năm 2012 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm Hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân, tuy nhiên giá trị “biên bản hòa giải thành” của Hòa giải viên lao động lại thiếu cơ chế đảm bảo thi hành như kết quả hòa giải thành của Tòa án.

Khoản 4 Điều 200 Bộ luật lao động năm 2012 quy định “ Trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hịa giải thành... thì mỗi bên tranh chấp có quyền u cầu Tịa án giải quyết".

Quy định này rõ ràng chưa thực sự công nhận giá trị pháp lý của biên bản hòa

giải thành do Hòa giải viên lao động lập, trong khi trước đó lại thừa nhận thấm quyền giải quyết tranh chấp của Hịa giải viên lao động. Ngồi ra, quy định này cũng chưa điều chỉnh về trường hợp các bên có thực hiện, nhưng thực hiện không đầy đủ nội dung đã thỏa thuận thì cơ chế giải quyết sẽ ra sao. Đặc biệt, trường hợp với nội dung thỏa thuận được chia theo nhiều giai đoạn có tổng thời gian thực hiện vượt quá thời hiệu khởi kiện 01 năm. Khi một trong hai bên không tiếp tục thực hiện thỏa thuận này, thì các bên cũng sẽ khơng cịn thời hiệu đế khởi kiện. Hoặc trường hợp, vì thiếu giá trị thực thi, nên khi đang thực hiện theo thỏa thuận thì các bên lại cổ tình hủy ngang nhàm thay đồi nội dung đã thỏa thuận.

về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp, theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật lao động năm 2012, thì “thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho ràng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm”. Tuy nhiên, pháp luật lao động chưa có quy định về việc loại trừ thời gian khơng tính vào thời hiệu u cầu hịa giải, nên đã dần đến việc bên tranh chấp mất quyền yêu cầu hịa giải do một số tình huống bất khả kháng như ốm đau, bệnh tật, tai nạn... mà những trường hợp này các bên tranh chấp được quyền khơng tính vào thời hiệu khởi kiện như quy định về thời hiệu khởi kiện trong các tranh chấp dân sự khác. Ngoài ra, việc quy định thời hiệu khởi kiện về các tranh chấp lao động là 01 năm, đồng thời với quy định thủ tục hòa giải là bắt buộc trước khi các bên tranh chấp quyết định đưa vụ việc ra Tòa án để giải quyết (trừ một số trường hợp khơng buộc phải qua thủ tục này), thì điều này sẽ dẫn đến khả năng các bên tranh chấp sẽ khơng thể khởi kiện ra Tịa án do hết thời hiệu yêu cầu hòa giải mà chưa thực hiện việc hòa giải này dù bên tranh chấp chúng minh rằng việc quá hạn là do bất kỳ nguyên nhân hợp lý nào; và về phía Tịa án cũng khó có thế ra quyết định thụ lý đơn khởi kiện do không đáp ứng đủ

điều kiện hồn tất thù tục hịa giải này trước khi nộp đon. Với quy định trên, trường hợp các bên tranh chấp mà buộc phái qua thủ tục hòa giải sẽ đối diện với nguy cơ mất luôn quyền khởi kiện sau 06 tháng; trừ trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu tài sản theo pháp luật [4],

Một vấn đề khác là thời hiệu khởi kiện trong tranh chấp lao động. Theo quy định hiện nay, các tranh chấp về dân sự thơng thường có thời hiệu khởi kiện ít nhất là 02 năm. Chẳng hạn như, đối với tranh chấp thương mại là 02 năm (Điều 319 Luật Thương mại năm 2005), tranh chấp về hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là 03 năm (các điều 429, 588, 623 Bộ Luật Dân sự năm 2015). Trong khi đó, quan hệ lao động, về bản chất cũng là quan hệ dân sự, các bên xác lập quan hệ dựa trên hợp đồng, khi người lao động hồn tất cơng việc theo thỏa thuận trong hợp đồng thì khoản tiền lương trả cho cơng việc này phải được xem là tài sản mà người lao động hiển nhiên được nhận khi người lao động thực hiện đúng hợp đồng, hoặc yêu cầu người sử dụng lao động phải hoàn tất việc trả lương là quyền tài sản của người lao động. Lẽ ra, thời hiệu khởi kiện phải quy định ít nhất là 02 năm để tương xứng với thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp dân sự khác. Do đó, việc quy định thời hiệu chỉ 01 năm trong trường hợp này rõ ràng đã vơ tình làm hạn chế quyền khởi kiện của các bên trong tranh chấp lao động; trong khi về mặt lý luận, thi quan hệ lao động cũng là một trong các hình thức của quan hệ dân sự.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự thông qua phương thức hoà giải ngoài toà án và thực tiễn trên địa bàn quận ngô quyền, thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 63 - 69)