Hòa giải thương mạ

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự thông qua phương thức hoà giải ngoài toà án và thực tiễn trên địa bàn quận ngô quyền, thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 35 - 37)

Hòa giải thương mại và trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thay thế [59], đã có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu trên thế giới, đặc biệt tại quốc gia có nền kinh tế phát triển và được các cá nhân, tố chức kinh tế ưa chuộng do những ưu điểm vượt trội của phương thức này so với tố tụng Tòa án [67], Ở Việt Nam, phương thức hòa giải đã được ghi nhận

mang tính nguyên tắc trong các văn bản luật, dưới luật cũng như các điều ước quốc tể mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia [5]. Đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 cùa Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp

đến năm 2020 đã khẳng định “khuyến khích việc giải quyết một sổ tranh chấp thơng qua thương lượng, hịa giải, trọng tài; Tịa án hỗ trợ bằng quyết định cơng nhận việc giải quyết đó ”, Đây là chủ trương quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật về các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế, trong đó có hồ giải thương mại.

Thực hiện Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan xây dựng và trinh Chính phủ Nghị định về Hịa giải thương mại.

Ngày 26/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hịa giải thương mại có hiệu lực từ ngày 15/4/2017 là văn bản duy nhất điều chỉnh phương thức hịa giải thương mại. Theo đó, hồ giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thoả thuận và được hoà giải viên thương mại làm trung gian hoà giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định [30].

Cụ thể, Nghị định nêu trên quy định về phạm vi, nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại, hoà giải viên thương mại,

tổ chức hoà giải thương mại, tổ chức hoà giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam và quản lý về hoạt động hoà giải thương mại. Việc các bên tranh chấp tự hoà giải hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khơng phải là hịa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Nghị định này làm trung gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận cùa các bên phù hợp với quy định pháp luật, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này [28].

Trình tự, thủ tục hịa giải thương mại về cơ bản được xây dựng trên cơ sở tham khảo Luật mẫu về hòa giải thương mại của ủy ban pháp luật thương mại quốc tế (UNCITRAL). Tranh chấp được giải quyết bàng hoà giải thương mại nếu các bên có thoả thuận hồ giải. Các bên có thế thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng hồ giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

Phạm vi giãi quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại bao gồm: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; Tranh chấp khác giữa

các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.

Hoạt động hoà giải thương mại do các hoà giải viên thương mại bao gồm hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo đề nghị của các bên để hỗ trợ các bên giãi quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật [33], Tiêu chuẩn của Hoà giải viên thương mại bao gồm: Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vơ tư, khách quan; Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên; Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan. Hòa giải viên thương mại được thực hiện hòa giải thương mại với tư cách là hòa giãi viên thương mại vụ việc hoặc

hòa giải viên thương mại của tơ chức hịa giải thương mại theo quy định cùa pháp luật. Người có đủ tiêu chuẩn hịa giải viên thương mại nêu trên muốn trở thành hòa giải viên thương mại vụ việc đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú. Trường hợp người đề nghị đăng ký là người nước ngồi thì đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó tạm trú [21],

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự thông qua phương thức hoà giải ngoài toà án và thực tiễn trên địa bàn quận ngô quyền, thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 35 - 37)