Y nghĩa của chê độ hôi tỵ ờ Trung Qc thịi phong kiên

Một phần của tài liệu Chế độ hồi tỵ ở trung quốc và việt nam thời kỳ phong kiến kế thừa và vận dụng tại trung quốc và việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 26 - 29)

Chê độ hôi tỵ trong quan chê Trung Quôc thời phong kiên chủ yêu đê nhằm phục vụ cho chế độ quân chủ chuyên chế, chế độ phong kiến chuyên chế này tuy trải qua nhiều thăng trầm, nhưng vẫn có thể duy trì sự thống trị hơn 2000 năm tại Trung Quốc, nguyên nhân của điều này có một phần đóng góp của chế độ hồi tỵ trong quan chế khi khiến cho các triều đại tự ràng buộc và chỉnh đốn chính mình,

Thứ nhăt, chê độ hơi tỵ giúp cho quan lại trong sạch, giám thiêu các hành

vi tham nhũng và ổn định chính quyền. Các vương triều phong kiến Trung Quốc về cơ bản mà nói, được thành lập trên cơ sở sự cưóp đoạt kinh tế và áp bức chính trị đối với đơng đảo người dân lao động, tuy rằng nó khơng thể xóa bỏ triệt để hiện tượng tham nhũng, xoay chuyển cục diện đối lập giữa quan lại và dân chúng, nhưng nếu xuất phát từ lợi ích lâu dài là ổn định chính quyền, bào đảm trật tự xã hội của các vương triều phong kiến, thì việc thực hiện chế độ hồi tỵ trong quan chế một cách bắt buộc, sè giúp kìm hãm sự xuống dốc cùa quan lại, làm chậm quá trình hủ bại, ngăn việc quan lại rơi vào trong các mối quan hệ xã hội hoặc nhóm lợi ích theo địa vực khơng phù hợp với yêu cầu chức trách nhiệm vụ. Do vậy, chế độ hồi tỵ mang ý nghĩa tích cực ở một mức độ nhất định.

Thứ hai, phát huy vai trị tích cực đơi với việc thực hiện chức năng hành

chính của nhà nước phong kiến, giữ gìn kỷ cương của vương triều phong kiến, bảo đảm cho bộ máy thống trị được vận hành bình thường. Các vương triều phong kiến tại Trung Quốc từ sau thời Tần - Hán về tổng thể mà nói, đã phá vỡ

kết cấu hành chính, chính trị dựa trên nền tảng các mối quan hệ huyết thống từ thời kỳ Tân Tần, thiết lập cơ chế tuyển chọn nhân sự tương đối tiên tiến. Trong một xã hội Trung Quốc cổ đại coi trọng tình cảm tơng tộc, huyết thống, bất kỳ một mối quan hệ thân thuộc nào tồn tại trong hoạt động công vụ cũng sẽ quấy nhiễu và cản trở sự vận hành binh thường của bộ máy thống trị. Việc thực hiện chế độ hồi tỵ, chắc chắn giúp khắc phục tình trạng trên, giảm thiểu các một số tổn hại đối với bộ máy thống trị phong kiến.

Thứ ba. ngăn chặn quan lại kéo bè kết phát mưu lợi riêng, kiềm chế các

thế lực địa phương. Sau thời Tần Hán, Trung Quốc thiết lập chính thể trung ương tập quyền theo mơ hình chun chế, với hồng quyền ở vị trí cao nhất, đến thần thánh cũng khơng thể xâm phạm. Tuy nhiên, do xã hội Trung Quốc là một xã hội chính trị quan liêu với nền tảng là kinh tế địa phương, cho nên tập quyền và phân quyền, quân quyền và thần quyền, mâu thuẫn và đấu tranh giữa trung ương và địa phương luôn luôn tồn tại, mức độ phát triển mỗi lúc mỗi khác, có lúc thậm chí vơ cùng gay gắt. Vì vậy, để tăng cường và củng cố tập quyền trung ương, bắt buộc phải áp dụng các biện pháp để kiềm chế các thế lực cát cứ địa phương, ngăn chặn kết bè kéo phái mưu lợi riêng, tranh quyền đoạt vị. Việc thực hiện chế độ hồi tỵ trong quan chế, là lấy pháp luật để cưỡng chế quan viên phải né tránh tịch quán, thân thuộc, từ đó ngăn chặn hiệu quả quan lại cấu kết mưu lợi, bành trướng thế lực tại địa phương.

Nhìn chung, chế độ hồi tỵ tại Trung Quốc có lịch sử hình thành và phát

triển lâu dài, trở thành một trong những nhân tố tích cực góp phần ổn định chính trị trong nước. Chế độ hồi tỵ xuất phát từ nhu cầu thực tế trong việc quản lý hành chính nhân sự, và cũng được từng bước hoàn thiện dựa trên nhu cầu về quản lý

hành chính nhân sự. Trong khoảng 2000 năm từ giữa thời Hán Vũ Đê cho đên cuối thời Nhà Thanh, chế độ hồi tỵ có vai trị tích cực trong việc chỉnh đốn quản lý quan lại, phòng ngừa và hạn chế quan lại lợi dụng quan hệ thân thuộc để kéo bè kết phái, cấu kết lẫn nhau, vì lợi ích riêng mà làm việc phi pháp, gấy rối loạn kỷ cương; đồng thời có vai trị quan trọng trong việc giúp cho quan lại ở các cấp thoát khỏi sự ràng buộc của quan hệ gia tộc và quan hệ “dây lưng buộc váy”, từ đó vơ tư thực hiện cơng việc, hồn thành chức trách quản lý hành chính mà khơng có trở ngại. Ngồi ra, chế độ hồi tỵ cịn mang tính khoa học nhất định, là một trong những tinh hoa về quy chế quy định của chế độ quan lại Trung Quốc cổ đại, sớm đã được nhiều nước trên thế giới học hởi. Đối với Trung Quốc, nước này đã nghiên cứu và tống kết sự hình thành và phát triển của chế độ hồi tỵ thời phong kiến, kế thừa và tiếp thu phần nào những kinh nghiệm và cách làm trong đó, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền “mang đặc

sắc Trung Quốc”.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Chế độ hồi tỵ ở trung quốc và việt nam thời kỳ phong kiến kế thừa và vận dụng tại trung quốc và việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)