Trong công tác bố trí, sử dụng cán bộ

Một phần của tài liệu Chế độ hồi tỵ ở trung quốc và việt nam thời kỳ phong kiến kế thừa và vận dụng tại trung quốc và việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 56 - 59)

Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng và quy định hồi tỵ vào một số văn kiện của Đảng về cơng tác cán bộ, trong đó nổi bật là chủ trương bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương, bao gồm:

- Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/01/2002, của Bộ Chính trị khóa IX, về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. Trong đó, khẳng định một trong những mục đích, yêu cầu của việc luân chuyển cán bộ là nhằm phá bỏ: “khuynh

hướng cục hộ, khép kín trong từng đơn vị, nhất là trong từng địa phươngvề

biện pháp, cho rằng cần: “Luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị ở Trung ương,

giữa các tinh, thành phố và giữa các quận, huyện trong một tỉnh, thành phố. Thực hiện chủ trương hố trí một số chức danh cán hộ lãnh đạo và quán lý Cấp tinh, huyện không phải là người ở địa phương

- Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: "thong nhất

việc lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác cán bộ trong hệ thống chính trị, thực hiện luân chuyên cán bộ, khắc phục tĩnh trạng khép kín, cục bộ về cán bộ".

- Nghị quyết số 26-NQ/TW (Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa XII), ngày 19/5/2018 về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm

nhiệm vụ” đã đê ra 8 nhiệm vụ, giải pháp, trong đó chỉ rõ “Hai trọng tâm” và “Năm đột phá”. “Đột phá thứ ba” là thực hiện nhất quán chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương ở những nơi đủ điều kiện. Nghị quyết này đặt mục tiêu, lộ trình từ nàm 2020 đẩy mạnh bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương và đến năm 2025 cơ bản hoàn thành ở cấp tỉnh, hoàn thành ở cấp huyện, đồng thời khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác, trước hết là chức danh chủ tịch ủy ban nhân dân. Đồng thời, trong phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Trong nửa cuối của nhiệm kỳ khoá XII, cố gắng phấn đấu hoàn thành một bước việc thể chế hoá, cụ thể hoá Nghị quyết thành các quy định của Đàng và pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ theo quy hoạch, phù hợp với tình hình thực tế; từng bước thực

hiện việc bố trí bỉ thư cấp uỷ cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương...”

- Quy định 205-QD/TW 2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền. Tại khoản 6, điều 3 có quy định: "Khơng bố trí

những người có quan hệ gia đình (vợ, chồng, bố, mẹ của vợ hoặc chồng, con, anh chị em ruột) cùng đảm nhiệm các chức danh cỏ liên quan như: Bỉ thư, phó bí thư, trưởng ban tơ chức, chủ nhiệm uỷ ban kiêm tra cùng cấp uỷ; chủ tịch ủy ban nhân dân và người đứng đầu cơ quan nội vụ, thanh tra cùng cấp ở một địa phương; thành viên trong cùng ban cán sự đảng, đảng đồn; người đứng đầu và

cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phưong, cơ quan, đơn vị."

Qua số liệu tổng hợp kết quả bầu nhân sự đại hội các cấp, nhiệm kỳ 2020- 2025 cho thấy, đảng bộ cấp trên cơ sở có tổng số Bí thư cấp uỷ bầu được là

1.141 đồng chí, trong đó có 456 bí thư khơng phải người địa phương (chiếm

40%). Đảng bộ trực thuộc Trung ương đã có 31 Bí thư tỉnh, thành ủy nhiệm kỳ mới không phải là người địa phương (55,3%), trong đó 4 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nằng và TP cần Thơ đều có Bí thư là cán bộ được ln chuyến từ Trung ương.

Bên cạnh đó, Nhà nước tiến hành thể chế hóa những chủ trương, đường lối của Đảng để ban hành một số quy định về hồi tỵ trong việc bố trí, sử dụng cán bộ:

- Luật Phịng chống tham nhũng năm 2018 có quy định: "Những người

đứng đầu, cap phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khơng được hố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tô chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua hán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đon vị đó” (tại khoản 3, điều 20).

- Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức do Bộ Nội Vụ đề xuất 2/2020 đã bổ sung quy định: “khơng bố

trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ hoặc con nuôi của người dự thi hoặc những người đang trong thời hạn xử lỷ kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyên dụng, làm thành viên các Ban giúp việc của Hội đồng tuyên dụng, thăng hạng”. Bổ sung quy định này để nhằm tăng cường hơn nữa tính

minh bạch của kỳ tuyến dụng, thăng hạng viên chức, tránh tình trạng có người nhà, người thân tham gia Hội đồng, các ban giúp việc của Hội đồng tuyển dụng, thăng hạng; góp phần bảo đàm chấp hành hiệu quả quy định của Luật Cán bộ, Công chức và các văn bản quy định chi tiết về việc phân cấp cho cơ quan có

thẩm quyền quản lý cơng chức trong cơng tác tuyển dụng, khắc phục các sai phạm xảy ra tại một số bộ, ngành, địa phương trong công tác tuyển dụng, thăng hạng cơng chức [3, tr.83-841 •

Một phần của tài liệu Chế độ hồi tỵ ở trung quốc và việt nam thời kỳ phong kiến kế thừa và vận dụng tại trung quốc và việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)