Chê độ hôi tỵ ở Việt Nam thòi kỳ phong kiên 1 Khái quát

Một phần của tài liệu Chế độ hồi tỵ ở trung quốc và việt nam thời kỳ phong kiến kế thừa và vận dụng tại trung quốc và việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 46 - 48)

3.1.1. Khái quát

Trong quá trình hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, các thiết chế tổ chức bộ máy hành chính cũng như chế độ, chính sách quản lý đội ngũ quan lại cũng từng bước được hình thành và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước trong từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử. Bên cạnh đó, trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, trên phương diện văn hỏa nói chung và văn hóa chính trị - pháp lý nói riêng, Việt Nam chịu sự ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc. Các triều đại phong kiến Việt Nam đã tiếp thu nhiều yếu tố từ Trung Quốc, trong đó, chế độ quan lại của nhà nước phong kiến là một trong những phương diện thế hiện sự ảnh hưởng sâu sắc nhất. Trong lịch sử, Trung Quốc là quốc gia ban hành luật hồi tỵ sớm nhất và cũng là quốc gia thực hiện chế độ này chặt chẽ nhất. Các vương triều phong kiến Việt Nam xuất phát từ nhu cầu xây dựng và củng cố thiết chế trung ương tập quyền, ngăn chặn nạn tham nhũng, kéo bè kết phái, bảo đảm sự công bằng trong tuyển dụng quan lại cũng như trong hoạt động thực thi công vụ, đà ban hành và áp dụng các quy định về hồi tỵ, vận dụng một cách linh hoạt chế độ hồi tỵ của các vương triều Trung Hoa phù hợp với đặc điểm của nước Đại Việt.

Vể cơ sở hình thành, luật hồi tỵ tại Việt Nam được xây dựng dựa trên chính cơ sở xã hội - văn hóa truyền thống của Việt Nam, là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của văn hóa dân gian, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi

hệ tư tưởng Nho giáo, đông thời xuât phát từ nên văn hố nơng nghiệp vơn dĩ phải phụ thuộc nhiều vào thời tiết, người nơng dân có xu hướng chú trọng tới các mối quan hệ hồ đồng, hình thành lối tư duy cầu an, ưa ổn định, ngại thay đổi. Bên cạnh đó, một đặc điểm của xã hội Việt Nam đó là tồn tại tính cố kết chặt chẽ của cá nhân đối với gia đình, dịng tộc, quê hương, đây đã trở thành một truyền thống tốt đẹp lâu đời, nhưng cũng dẫn đến mặt trái là con người có những mối quan tâm cục bộ, thu hẹp trong một nhóm nhỏ người, thiếu tính lưu động và tinh thần cộng đồng không cao. Như vậy, nếu như trong một cơ quan chính quyền hay địa phương có một nhóm những người có quan hệ gia đình, họ hàng, đồng hương sẽ là mơi trường lý tưởng để những người đó kéo bè kéo cánh, nâng đỡ, bao che cho nhau, câu kết với nhau để thực hiện hành vi tham nhũng, trái pháp luật [2, tr.35-36]. Vì vậy, chế độ hồi tỵ được hình thành và áp dụng như một biện pháp kiểm soát từ trên xuống để các vị hoàng đế thời phong kiến có thể ngăn chặn tình trạng này.

về ngun nhân áp dụng chế độ tỵ, có thể thấy rằng, sở dĩ có việc "hồi tỵ"

là do các vị vua phong kiến cho rằng, những người có quan hệ thân thuộc, gần gũi nhau thường nể nang nhau, làm việc không khách quan, thiên vị, nâng đỡ lẫn nhau, gặp khi người nhà, người thân của mình "có chuyện" thì thường né tránh hoặc bao che cho nhau, gây ra nhiều tiêu cực, làm cho bộ máy nhà nước kém hiệu lực, hiệu quả; đồng thời, do sự thân quen, gần gũi là điều kiện thuận lợi đế dẫn đến sự cấu kết, đồng lõa với nhau trong việc thu vén quyền lợi, có thể dẫn đến kết bè kéo cánh với nhau để tham nhũng tài sản của của nhà nước [13]. Do đó, một cán bộ, cơng chức, viên chức trong bộ máy nhà nước khi được bổ nhiệm giữ một chức vụ hay phụ trách một công việc nào đó tại quê hương bản quán hoặc ở một cơ quan nhưng có thân thuộc, đồng liêu cần phải tránh đi, đổi đi nơi

khác, phụ trách công việc khác. Luật hơi tỵ là những quy định có cơ sở thực tiên xã hội và văn hóa truyền thống trọng tình nghĩa, đề cao các mối quan hệ tơng tộc; đồng thời xuất phát từ nhu cầu của các vị vua phong kiến trong việc xây dựng và củng cố thiết chế trung ương tập quyền, ngăn ngừa nạn tham nhũng, làm trong

sạch đội ngũ quan lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Triêt lý hôi tỵ tại Việt Nam khởi nguôn từ sự nghiệp cải cách nên hành chính quốc gia tồn diện và sâu sắc của vua Lê Thánh Tông - một vị vua anh minh đứng đầu thể chế quân chủ phong kiến trị vi đất nước suốt 38 năm (1460- 1497). Với quan điểm “Trăm quan là nguồn gốc của trị, loạn. Quan có đức, có

tài thì nước trị. Quan vô đức, kém tài là thềm, bậc dẫn đến hoạ loạn ”, vua Lê

Thánh Tông đã sáng suốt đặt trọng tâm của sự nghiệp cải cách hành chính vào lĩnh vực cải cách thể chế và cải cách đội ngũ quan lại. Sau khi đã có kinh nghiệm

< __ r y

cai trị đât nước trong 26 năm, vua Lê Thánh Tông đã đặt ra chê độ hôi tỵ phục vụ cho công tác bô dụng đội ngũ quan lại phong kiên đương thời I14J. Tại điêu 2, chương Vi chế của bộ Quốc triều Hình luật có ghi: "Các quan chủ ti chấm thi

cùng với người dự thi có thân thuộc cần Hồi tỵ". Đến thời Nguyễn, thuật ngữ

này cũng được nhắc nhiều lần trong các văn bản của vương triều. Trong Đại Nam hội điến sự lệ, quy định về Hồi tỵ có ghi:'Wểw các khảo quan có người thân

thích dự thỉ ở trường mình thì phải báo lên cấp trên đê tránh đi (Hồi tỵ). Neu co tĩnh không khai báo sẽ bị trọng tội vì cố ý làm trái" [3, tr.67].

Một phần của tài liệu Chế độ hồi tỵ ở trung quốc và việt nam thời kỳ phong kiến kế thừa và vận dụng tại trung quốc và việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)