Chính sách hồi tỵ là một trong những biện pháp quản lý cán bộ xuất phát từ đặc trưng văn hóa, đời sống xã hội của đất nước, thể hiện sự am hiểu của ông cha đối với các mối quan hệ trong xã hội và nguy cơ tiềm ẩn mà nó có thể mang lại cho sự cai trị của chính quyền trung ương cũng như hiệu quả của hoạt động công vụ, thể hiện thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của ông cha ta trước những hiện tượng tiêu cực hoặc nguy cơ xảy ra tiêu cực trong đội ngũ quan lại. Sự hình
thành và phát triên của chê độ hôi tỵ tại nước ta găn liên với những vị vua anh minh, coi trọng hiền tài, có bản lĩnh và mạnh dạn trong việc thực hiện chính sách hồi tỵ đối với bộ máy quan lại đương thời. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, chế độ hồi tỵ đã trở thành một di sản trong văn hóa chính trị pháp lý có giá trị khơng nhỏ đối với hoạt động quản lý, sử dụng nhân sự trong nền chính trị ngày nay.
Trong hệ thống cơ quan chính quyền tại Việt Nam hiện nay, hiện tượng “cà họ làm quan” diễn ra tương đối phổ biến, nhiều trường hợp người cùng họ, cùng làng "hiện diện" ở rất nhiều cơ quan Đảng, chính quyền, các cơ quan chun mơn của khơng ít địa phương, bộ, ngành; vấn đề cục bộ địa phương, lợi ích nhóm, tệ bè phái vẫn còn hiện hữu, tạo điều kiện cho các hành vi tham nhũng hoành hành. Nhiều vụ việc được báo chí cơng khai gần đây đã gây bức xúc dư luận, làm lung lay lòng tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ và sự lãnh đạo của Đàng và Nhà nước, vấn nạn này đã được chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo:
"Họ kéo bè, kéo cánh, hà con, hạn hữu mình khơng tài năng gì cũng được họ kéo vào chức này, chức nọ. Người có tài, có đức nhưng khơng vừa lịng mình thì đẩy ra ngồi. Họ qn rằng đây là cơng việc chứ khơng phải là việc riêng gì dịng họ của ai” [ 11, tr.57].
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã nêu rõ “cán bộ là gốc của mọi công việc”. Cách đây hơn 70 năm, trong Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ viết ngày 01 tháng 3 năm 1947 ngay tù’ những ngày đầu kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng thắn phê bình, kiếm thảo “những đồng chí cịn giữ thói một người làm quan cả họ
được nhờ, đem bà con, bạn hữu đặt vào chức này việc kia, làm được hay không, mặc kệ. Hỏng việc, Đoàn thể chịu, cốt cho bà con, bạn hữu có địa vị là được”,
Nhận thức được những mơi nguy đó, trong q trình cải cách hành chính và chế độ quản lý cán bộ, Đảng và Nhà nước ta đà phần nào tiếp thu, vận dụng luật hồi tỵ từ thời phong kiến để khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong cơng tác cán bộ, được thế hiện qua việc áp dụng một số quy tắc hồi tỵ vào cơng tác bố trí, sử dụng cán bộ và trong một số lĩnh vực cụ thế khác.