Chế độ hồi tỵ trong tố tụng hình sự, dân sự

Một phần của tài liệu Chế độ hồi tỵ ở trung quốc và việt nam thời kỳ phong kiến kế thừa và vận dụng tại trung quốc và việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 37 - 41)

Hồi tỵ trong tố tụng hình sự bao gồm các quy định đối với điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán viên( 1 . nếu có quan hệ có lợi hoặc có hại bất kỳ hoặc quan hệ đặc thù khác với vụ án hoặc đương sự của vụ án, mà có thể ảnh hưởng đến việc xử lý cơng bằng vụ án hình sự, thì khơng thể tham gia xử lý vụ án đó hoặc tham gia vào các hoạt động tố tụng khác của vụ án đó. Mục tiêu cao nhất của chế độ hồi tỵ trong tố tụng hình sự là để bảo đảm sự cơng bằng - linh hồn của hoạt động tư pháp, trong đó cơng bằng bao gồm 2 phương diện là cơng bằng về mặt trình tự và cơng bằng về mặt chủ thể. Thực hiện chế độ hồi tỵ trong tổ tụng hình sự có lợi cho việc thực hiện cơng bằng về chủ thể. Chế độ hồi tỵ yêu cầu những người liên quan có quan hệ có lợi hoặc có hại với vụ án khơng thế tham gia vào các hoạt động tố tụng như điều tra, khởi tố, truy tố, xét xừ... Chế độ hồi tỵ trong tố tụng hình sự thơng qua hình thức là các quy định cụ thể để

ngăn chặn ở mức tối đa các nhân tố vụ lợi làm ảnh hưởng đến sự công bằng trong việc giải quyết vụ án.

Tại Trung Quốc, chế độ hồi tỵ trong tố tụng hình sự được quy định trong các văn bản như: “Luật tố tụng hình sự”, “Quy tắc tố tụng hình sự của Viện kiểm

sát nhân dân”, “Giải thích của Tịa án Nhân dân tối cao về việc áp dụng Luật tố tụng hình sự”, “Quy định của Tịa án Nhân dân tối cao về một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng chế độ hồi tỵ trong hoạt động tố tụng của thẩm phán viên, “Quy định của 6 bộ (cơ quan ngang bộ) về các vấn đề liên quan đến việc thực thi Luật tố tụng hình sự”.

Luật tố tụng hình sự nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa dành 1 chương riêng để quy định về hồi tỵ. Điều 29, điều 32 quy định đổi tượng hồi tỵ bao gồm 6 loại, đó là thẩm phán viên, điều tra viên, kiểm sát viên và thư ký viên, phiên dịch viên, giám định viên trong các hoạt động điều tra, khởi tố, xét xử [31, tr. 127]. Bên cạnh đó, đưa ra các trường hợp cần phải hồi tỵ:

“1. Là đương sự của vụ án hoặc người thân (bao gồm vợ, chồng, bổ, mẹ, con trai, con gái, anh chị em ruột) của đương sự;

2. Bản thân hoặc người thân có quan hệ có lợi hoặc có hại với vụ án;

3. Từng là nhân chứng, giám định viên, người biện hộ, người đại diện tham gia tổ tụng của vụ án;

4. Có quan hệ khác với đương sự của vụ án mà có thể ánh hưởng đến sự cơng bằng trong xử lý vụ án. ”

Bên cạnh đó cịn đưa ra quy định, thẩm phán viên, kiểm sát viên và điều tra viên không được nhận quà của đương sự và người được đương sự ủy thác,

không được gặp gỡ đương sự và người được đương sự ủy thác trái với quy định. Nếu vi phạm, cần truy cứu trách nhiệm theo pháp luật, đương sự và người đại diện theo luật định có quyền yêu cầu những người này phải hồi tỵ. Quy định này được đưa ra xuất phát từ thực tế rằng trong nhiều trường hợp, các đương sự hoặc người được đương sự ủy thác cố ý tìm đủ mọi cách đế hẹn gặp cán bộ xử lý vụ án hoặc tặng quà, tạo quan hệ, “đi cửa sau”, với ý đồ làm lung lay cán bộ xừ lý vụ án, khiến cán cân pháp luật nghiêng về phía mình. Thực hiện nghiêm quy định

trên sẽ góp phần trực tiếp ngăn chặn các hành vi tham nhũng (đưa, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn đê vụ lợi) trong hoạt động tố tụng.

Ngồi ra, Tịa sơ thẩm khi xét xử lại vụ án do Tòa phúc thẩm yêu cầu cũng như xét xử lại vụ án căn cứ theo thủ tục giám đốc thẩm, thì tồn bộ thành viên trong hội đồng xét xử sơ thẩm và phúc thẩm của vụ án đều nằm trong phạm vi hồi tỵ. Còn về thành viên cùa ủy ban thẩm phán, ủy ban kiểm sát có phải hồi tỵ khi xét xử lại hay khơng thì hiện nay pháp luật vẫn chưa quy định trực tiếp. Nhưng do họ đều nàm trong phạm vi phải hồi tỵ đối với thẩm phán viên và kiểm

sát viên, vì vậy nếu có quan hệ có lợi hoặc có hại, hoặc quan hệ khác với vụ án mà có thể ảnh hưởng đến việc xử lý cơng bằng, thì đều cần phải hồi tỵ, khơng được tham gia thảo luận và biểu quyết đối với các vấn đề liên quan đến vụ án.

Trĩnh tự thực hiện hồi tỵ trong tố tụng hình sự cũng bao gồm việc đưa ra

đề nghị hồi tỵ, thẩm tra và quyết định hồi tỵ. Việc đưa ra đề nghị hồi tỵ có thể xuất phát từ bản thân thấm phán viên, điều tra viên, kiếm sát viên, và thư ký viên, phiên dịch viên, giám định viên hoặc do yêu cầu của đương sự, người đại diện theo luật định của đương sự, người biện hộ, người đại diện tố tụng. Việc hồi tỵ đối với thẩm phán viên, kiểm sát viên, điều tra viên lần lượt do chánh án, viện

trưởng viện kiêm sát, lãnh đạo cơ quan công an quyêt định; việc hôi tỵ đôi với chánh án, do ủy ban thẩm phán quyết định; việc hồi tỵ viện trưởng viện kiểm sát và lãnh đạo của cơ quan công an sẽ do ủy ban kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân cùng cấp quyết định. Đối với các quyết định không chấp nhận hồi tỵ, đương

sự và người đại diện theo luật định có thế yêu cầu xem xét lại một lần.• 4^2 • • • • J

Bên cạnh đó Luật cũng quy định, trước khi có quyết định về việc hồi tỵ đối với điều tra viên, việc điều tra vẫn sẽ được tiến hành. Vì thơng thường, khi đề nghị hồi tỵ được đưa ra, bất kể là có được phê chuẩn hay khơng thì cũng đều đã ảnh hưởng đến việc tiến hành xử lý vụ án, về cơ bản vụ án chỉ có thể được tiếp tục xử lý sau khi cơ quan, người có thẩm quyền thẩm tra đề nghị hồi tỵ đưa ra quyết định. Tuy nhiên, có ngoại lệ đó là ở giai đoạn điều tra, trước khi đưa ra quyết định xem xét hồi tỵ đối với điều tra viên, thì điều tra viên khơng được dừng hoạt động điều tra vụ án. Bởi vì hoạt động điều tra là hoạt động đặc thù, cần phải bảo đảm tính kịp thời. Nếu đình chỉ điều tra để chờ quyết định hồi tỵ thì sẽ có thể khiến tình trạng vi phạm pháp luật bị thay đổi, dẫn đến khó thu thập được chứng cứ.

Đối với các vụ án có yếu tố cần phải hồi tỵ nhưng khơng hồi tỵ và tòa án đã ra phán quyết, Điều 238 Luật Tố tụng hình sự quy định: tịa phúc thẩm trong quá trình xử lý vụ án nếu phát hiện trường hợp nhân viên tư pháp trong quá trình xét xử sơ thấm cần phải hồi tỵ nhưng không hồi tỵ thì có quyền u cầu hủy bỏ bản án sơ thẩm, đề nghị xét xử lại.

770Z tỵ trong tố tụng dân sự cơ bản quy định tương tự như trong tố tụng hình sự và tố tụng hành chính (cũng dành 1 chương riêng để quy định về hồi tỵ), quy định đối tượng hồi tỵ bao gồm: thẩm phán viên, thư ký viên, phiên dịch viên,

giám định viên và khám nghiệm viên. Vê trình tự hơi tỵ: việc hôi tỵ đôi với chánh án làm thẩm phán (chủ tọa phiên tòa) sẽ do ủy ban thẩm phán quyết định; việc hồi tỵ đối với thẩm phán viên sẽ do chánh án quyết định; việc hồi tỵ với những người khác, sẽ do thẩm phán (chủ tọa phiên tịa) quyết định.

Bên cạnh đó, cịn quy định cụ thể một số vấn đề đó là đương sự có quyền yêu cầu hồi tỵ thông qua cả 2 phương thức là lời nói hoặc văn bản. Đương sự khi đưa ra yêu cầu hồi tỵ, cần nêu rõ lý do, đưa ra yêu cầu hồi tỵ khi quá trình xử lý vụ án bắt đầu cho đến trước khi kết thúc phiên tranh luận tại phiên tòa. Người bị yêu cầu hồi tỵ trước khi toàn án nhân dân đưa ra quyết định có chấp nhận hồi tỵ hay khơng, cần tạm ngừng tham gia vào các công việc liên quan đến vụ án, trừ trường hợp vụ án cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp. về thời hạn quyết định, trong vòng 3 ngày kể từ khi đương sự đưa ra yêu cầu hồi tỵ, tòa án nhân dân cần đưa ra quyết định bằng lời nói hoặc văn bản; nếu người yêu cầu không đồng ý với quyết định, có thể yêu cầu xem xét lại khi nhận được quyết định, trong thời gian xem xét lại, người bị yêu cầu hồi tỵ tiếp tục tham gia vào các cơng việc liên quan đến vụ án, tịa án nhân dân đưa ra quyết định xem xét lại trong vịng 3 ngày và thơng báo cho người u cầu xem xét lại (Theo Luật Tố tụng dân sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa).

Một phần của tài liệu Chế độ hồi tỵ ở trung quốc và việt nam thời kỳ phong kiến kế thừa và vận dụng tại trung quốc và việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)