Nhìn từ góc độ thực tiễn, việc nghiên cứu, vận dụng chế độ hồi tỵ trong chế độ quan lại thời phong kiến có thể mang lại nhiều bài học bổ ích, có ý nghĩa thực tiễn tích cực trong tăng cường hiệu quả công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, phòng chống tham nhũng, tiêu cực và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Đầu tiên, việc nghiên cứu và vận dụng chế độ hồi tỵ sẽ có lợi cho việc xây
dựng cơ quan nhà nước liêm chính. Việt Nam là một đất nước có lịch sừ phong kiến lâu dài, từ xưa đến nay ln rất coi trọng quan hệ gia đình và thân thuộc, các mối quan hệ này có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống xã hội, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Tại một số địa phương và bộ ngành, có một số cán bộ lãnh đạo bố nhiệm nhân sự dựa vào thân tình, lấy quan hệ thân thích để thay thế cho quan hệ tổ chức thông thường, gây nên hiện tượng người thân cùng tụ tập trong đội ngũ cán bộ của một địa phương và đơn vị, một số cán bộ lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho anh em, người thân. Việc “bật đèn xanh” cho con em của mình hoặc thơng đồng với người thân, người trong “ê-kíp”
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hành vi tham nhũng, sai phạm, phạm tội. Các quy định hồi tỵ là chế độ mang tính phịng ngừa, giúp tránh sự làm
việc khơng khách quan, nể nang, né tránh hoặc bao che, nâng đỡ cho nhau giữa những người thân thuộc, đồng thời cũng phát huy vai trò trong việc giám sát và quản lý cán bộ, giúp hạn chế việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện các hành vi tiêu cực. Việc thực hiện chế độ hồi tỵ đối với cán bộ, cơng chức, ở một mức độ nào đó giảm thiều khả năng cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho bản thân và người thân, phịng ngừa tình trạng bổ nhiệm dựa vào tình thân, kéo bè kết phái, tham ơ, tham nhũng, góp phần thúc đẩy xây dựng cơ quan nhà nước liêm chính từ khía cạnh văn hóa ứng xử của những người nắm giữ cơng quyền.
Tiếp đó, việc nghiên cứu và vận dụng chế độ hồi tỵ có lợi cho việc tạo
dựng mơi trường làm việc tốt đẹp, thúc đẩy sự trưởng thành của cá nhân mỗi cán bộ, công chức. Trên thực tế, cho dù là những cán bộ, công chức tuân thủ kỷ luật, pháp luật, cơng bằng liêm chính, hết lịng phục vụ nhân dân đến đâu, thì trong cuộc sống, tất cả những cán bộ đó đều ở trong “mạng lưới các mối quan hệ” thân thuộc, hoạt động công vụ hàng ngày thường xuyên gặp phải sự quấy nhiễu của một vài mối quan hệ thân thuộc đó, khiến cho cán bộ khó lịng triến khai cơng tác một cách vô tư binh thường. Việc thực hiện chế độ hồi tỵ, về mặt thể chế, quy định có thể giúp cán bộ, cơng chức thốt khỏi sự ràng buộc của các mối quan hệ đó, từ đó tạo cho cán bộ một môi trường làm việc tốt, giúp cho cán bộ, công chức mạnh dạn, vô tư công tác. Điều này vừa giúp cho sự trưởng thành của cá nhân cán bộ, cơng chức, vừa có lợi cho việc giữ gìn hình ảnh của cơ quan nhà nước.
Ci cùng, việc nghiên cứu và vận dụng chê độ hơi tỵ có lợi cho việc xây
dựng quan hệ tổ chức và quan hệ xã hội lành mạnh, góp phần giải quyết vấn đề “xung đột lợi ích”, nâng cao hiệu quả hành chính. Trong thực tế, bộ máy hành chính có vai trò hết sức quan trọng đối với việc thực thi các chính sách mà Đảng và Nhà nước ban hành. Sự xuất hiện và tồn tại của quan hệ “dây lưng buộc váy”, các hành vi phi tố chức sẽ phá hoại quan hệ tổ chức thông thường, quy chế quy định và kỷ luật tổ chức khó có thể được quán triệt chấp hành tốt, tạo ra sự bị động và lực cản cho hoạt động của cơ quan nhà nước. Vì vậy, cùng với các chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ, các biện pháp đãi ngộ về vật chất và tinh thần, việc thực hiện chế độ hồi tỵ cũng sẽ góp phần giúp cho công tác quản lý của các cơ quan trở nên thuận lợi, từ đó giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính.