Chế độ hồi tỵ trong bổ nhiệm, nhậm chức của cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Chế độ hồi tỵ ở trung quốc và việt nam thời kỳ phong kiến kế thừa và vận dụng tại trung quốc và việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 29 - 33)

chức

Kế thừa và vận dụng các quy định về hồi tỵ về thân thuộc, địa vực, chức vụ... và các quan niệm truyền thống của thời kỳ phong kiến, nhà nước Trung Quốc hiện nay đã đưa ra các quy định về hồi tỵ đối với cán bộ, công chức hoạt động trong bộ máy. Năm 1993, Trung Quốc ban hành “Điều lệ tạm thời về quản lý công vụ viên quốc gia”, bắt đầu quy định về chế độ hồi tỵ đối với công chức; năm 1996, Bộ Nhân sự Trung Quốc ban hành “Biện pháp hồi tỵ nhiệm chức của công vụ viên và hồi tỵ chấp hành của công vụ viên trong nhà nước”; năm 2005, thông qua “Luật cơng vụ viên nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa”, quy định cụ thể hơn nữa về chế độ hồi tỵ công chức. Đen năm 2011, Trung Quốc đà tiến thêm một bước trong việc thực hiện chế độ hồi tỵ với công chức khi ban hành

“Quy định về hồi tỵ với công vụ viên” (sửa đồi năm 2020), cụ thể hóa chế độ hồi

tỵ trong việc bổ nhiệm công chức, đồng thời quy định về trình tự hồi tỵ L33]. “Quy định” này bao gồm 6 chương và 20 điều, lần lượt quy đinh một cách tương đối cụ thể đối với 3 loại hồi tỵ là: thân thuộc, địa vực và trong hoạt động công vụ, nếu so với các văn bản pháp luật có liên quan trước đó có nhiều điểm hồn thiện hơn:

Thứ nhât, hôi tỵ vê thân thuộc, quy định cụ thê, rõ ràng vê phạm vi của

quan hệ thân thuộc đó là vợ chồng, người có chung huyết thống trực hệ, bàng hệ trong vòng 3 đời và quan hệ về hôn nhân. Đồng thời đưa ra định nghĩa cụ thể đối với một số khái niệm liên quan, ví dụ như: “quan hệ lệ thuộc trực tiếp”, là chỉ mối quan hệ có sự lãnh đạo cấp trên cấp dưới trực tiếp; “cùng một cấp lãnh đạo”, bao gồm các thành viên của ban lãnh đạo cùng cấp; “quan hệ lãnh đạo cấp trên cấp dưới trực tiếp”, là quan hệ lãnh đạo giữa cấp trên với cấp dưới trong quan hệ trưởng phó. Trình tự tiến hành hồi tỵ về thân thuộc bao gồm: (i) Cá nhân đưa ra yêu cầu hồi tỵ hoặc cơ quan sở tại đưa ra kiến nghị hồi tỵ; (ii) Bộ phận tổ chức nhân sự phụ trách việc bổ nhiệm, miễn nhiệm của cơ quan căn cứ theo quyền hạn tiến hành thẩm tra, sau đó đưa ra ý kiến về hồi tỵ báo cáo lên cơ quan, trước khi cơ quan đưa ra quyết định, cần nghe ý kiến của cá nhân công vụ viên và những người liên quan; (iii) Cơ quan đưa ra quyết định, đối với những trường hợp cần phải hồi tỵ thì tiến hành điều chỉnh công tác, đối với các chức vụ cao thấp khác nhau, thơng thường người có chức vụ thấp hơn sẽ phải hồi tỵ, nếu chức vụ ngang nhau, căn cứ theo u cầu cơng tác và tình hình thực tế để quyết định.

Thứ hai, hồi tỵ về địa vực, quy định “Công vụ viên khi đảm nhận chức vụ

lãnh đạo cấp trưởng của đảng, chính quyền tại huyện, xã, cần thực hiện hồi tỵ về địa vực, thông thường không được đảm nhận chức vụ lãnh đạo cấp trưởng của đảng, chính quyền tại thành phố (địa khu, minh)(8) mà bản thân trưởng thành”. Có thể thấy, phạm vi về hồi tỵ địa vực đã được quy định tương đối cụ thể, điều này sẽ giúp tăng tính khả thi trong việc áp dụng chế độ hồi tỵ về địa vực trong thực tế. Trình tự tiến hành hồi tỵ về địa vực tương tự với trình tự tiến hành hồi tỵ về thân thuôc.

Thứ ba, hôi tỵ trong một sô công việc cụ thê, quy định một sô công việc

mà công vụ viên không được đảm nhận nếu có người có “quan hệ thân thuộc” giữ chức vụ cùng một cấp lãnh đạo hoặc giữ chức vụ cấp trên cấp dưới trực tiếp với mình, đó là các công việc về “tố chức, nhân sự, kiếm tra kỷ luật, giám sát, kiểm tốn và tài chính”. Trinh tự tiến hành hồi tỵ đối với công việc cụ thể tương tự với trình tự tiến hành hồi tỵ về thân thuộc và địa vực.• • • •

về biện pháp bảo đảm thi hành, việc quàn lý và giám sát thực hiện hồi tỵ

được quy định thành 1 chương riêng, cụ thể quy định: “Cần thẩm tra nghiêm ngặt đối với các nhân viên hành chính trong quá trình chuẩn bị vào một cơ quan hay chuẩn bị có điều chỉnh về chức vụ để tránh phát sinh các quan hệ hồi tỵ, nếu đã phát sinh thì cần tiến hành khắc phục điều chỉnh”.

Vê các hình thức kỷ luật, đôi với các hành vi không phục tùng quyêt định

hồi tỵ, không kịp thời thông báo hoặc che giấu tình hình cần phải hồi tỵ thì lần lượt áp dụng các hình thức “bãi miễn chức vụ, phê bình giáo dục”; nếu ảnh hưởng đến sự công bằng trong việc thực thi công vụ, gây ra hậu quả xấu thì sẽ chịu hình thức xử phạt tương ứng. Các cơ quan liên quan căn cứ vào quyền hạn quản lý kịp thời xử lý phản ánh của cá nhân, tổ chức đối với việc hồi tỵ của công chức, việc kiểm tra giám sát công tác hồi tỵ đối với công vụ viên sẽ do cơ quan chủ quản về công vụ viên ở các cấp tiến hành. Đây là sự bố sung rất lớn đối với những lỗ hống và thiếu sót của các quy định pháp luật có liên quan trước đó, giúp cho quy định về hồi tỵ trở nên hoàn thiện hơn.

Ngoài ra, các chế độ hồi tỵ trong tuyển dụng, nhiệm chức và thực hiện công việc đối với viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp cũng được quy định cụ thể trong “Quy định hồi tỵ trong quản lý nhân sự của đơn vị sự nghiệp”

(2019) do Ban Tô chức Trung ương và Bộ Nguôn nhân lực và An sinh xã hội ban hành.

Đối với cán bộ lãnh đạo, Trung Quốc cũng đã vận dụng bài học lịch sừ, áp

dụng các quy định hồi tỵ về thân thuộc và địa vực trong việc lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, cụ thể quy định tại “Điều lệ công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán

bộ lãnh đạo đủng và chính quyền ” do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng

sản Trung Quốc ban hành (bản mới nhất ban hành năm 2019), trong đó quy định phạm vi các quan hệ thân thuộc cần phải hồi tỵ khi bồ nhiệm cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền bao gồm: vợ chồng, người có chung huyết thống trực hệ, bàng hệ trong vòng 3 đời và quan hệ về hơn nhân. Những người có mối quan hệ thân thuộc trên, không được đảm nhận chức vụ mà hai bên trực tiếp lệ thuộc cùng một lãnh đạo hoặc có quan hệ lành đạo cấp trên cấp dưới trực tiếp trong cùng một cơ quan, cũng không được tham gia vào công tác tổ chức (nhân sự), kiểm tra kỷ luật, giám sát, kiểm toán, tài chính trong cơ quan mà một bên trong đó giữ chức vụ lãnh đạo. Đồng thời, cán bộ lãnh đạo cũng không được đảm nhận chức vụ lãnh đạo chủ chốt của đảng ủy và chính quyền cũng như lãnh đạo chủ chốt của ủy ban kiểm tra kỷ luật và giám sát, cơ quan tồ chức, tòa án, viện kiểm sát, cơ quan công an cấp huyện (thành phố cấp huyện)(9) và cấp thành phố (địa khu, minh) nơi mình trưởng thành. Ngồi ra, trong q trinh đảng ủy (ban cán sự đảng/đảng đoàn) và bộ phận tố chức (nhân sự) thảo luận về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, nếu đối tượng có liên quan đến người tham gia cuộc họp thảo luận hoặc người thân của người đó, thì bắt buộc phải hồi tỵ; cán bộ là thành viên trong tố sát hạch cán bộ nếu trong q trình thực hiện cơng tác sát hạch mà có mối liên hệ với người thân, thì cũng bắt buộc phải hồi tỵ. “Điều lệ” trên đã quy định thực hiện nguyên tắc hồi tỵ không chỉ là cán bộ lãnh đạo, một số cán bộ chủ

chôt từ câp huyện trở lên là người bản quán mà còn cả những người giữ chức danh trên đã có một thời gian dài sinh sống ở địa phương đó. Áp dụng quy định trên, trong thực tế hiện nay, tuyệt đại đa số cán bộ lãnh đạo từ cấp huyện trở lên ở Trung Quốc không phải là người bản quán.

Một phần của tài liệu Chế độ hồi tỵ ở trung quốc và việt nam thời kỳ phong kiến kế thừa và vận dụng tại trung quốc và việt nam hiện nay (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)