Cùng với việc quyền lực hành chính nhà nước ngày càng được mở rộng, bảo đảm sự công bằng trong thực thi quyền lực hành chính trở thành nhu cầu của xã hội, vậy nên Trung Quốc đã học hỏi hoặc sao chép nhiều quy định về bảo đảm công bằng trong hoạt động tư pháp áp dụng vào trong trình tự hành chính. Hồi tỵ hành chính với tư cách là qưy định được tạo ra xuất phát từ nhu cầu về sự công bằng trong hoạt động quản lý hành chính, đã đưa ra nguyên tắc: “khi quyền lợi và lợi ích của mình chịu sự ảnh hưởng bất lợi của các quyết định hành chính, cơng dân có quyền u cầu ý kiến của mình phải được tiếp nhận bởi một nhân viên hành chính khơng có sự thiên vị, một quyết định hành chính khơng được do người có quan hệ có lợi hoặc có hại với cơng dân đó đưa ra”. Với mục tiêu như vậy, việc nghiêm chỉnh chấp hành chế độ hồi tỵ hành chính có ý nghĩa quan trọng trọng việc bảo đảm sự chính xác trong thực thi quyền lực hành chính, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cùa đối tượng quản lý hành chính.
Chủ thể của hồi tỵ hành chính là những người căn cứ theo quy định của
pháp luật có quyền yêu cầu nhân viên hành chính phải hồi tỵ trong q trình thực hiện hành vi hành chính. Hiện nay, Trung Quốc khơng có một bộ luật thống nhất về trình tự hành chính, nên luật hồi tỵ được quy định rải rác tại các văn bản pháp luật liên quan. Ví dụ như: khoản 3, điều 37 Luật xử phạt hành chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định: “Nhân viên chấp pháp nếu có quan hệ có lợi
hoặc có hại trực tiêp với đương sự, thì cân phải hơi tỵ”; điêm 4, khoản 1 ,điêu 42 quy định: “Một người không liên quan đến vụ án được cơ quan hành chính chỉ định phụ trách việc lấy lời khai, nếu đương sự cho rằng người đó có quan hệ có lợi hoặc có hại trực tiếp vói vụ việc, thì có quyền u cầu hồi tỵ”. Có thể thấy, chủ thể có quyền u cầu nhân viên hành chính phải hồi tỵ đó là “đương sự”, bao gồm đối tượng quản lý hành chính và những người liên quan.
Đối tượng của hồi tỵ hành chính là những nhân viên hành chính cần phải
hồi tỵ căn cứ theo các quy định pháp luật liên quan. Do tính chất của các hành vi hành chính khơng giống nhau nên đối tượng hồi tỵ cũng không giống nhau, phân thành hồi tỵ đối với hành vi chấp pháp hành chính và hành vi tư pháp hành chính. Trong đó, “hành vi chấp pháp hành chính” chủ yếu gồm các hoạt động như: khen thưởng, cấp phép, cứu trợ, hợp đồng, kiểm tra, giám sát, xử phạt, cưỡng chế...”, lấy ví dụ với hành vi xử phạt hành chính, đối tượng hồi tỵ là nhân viên chấp pháp. Nhân viên chấp pháp bao gồm: (i) Nhân viên hành chính trực tiếp xử lý vụ việc; (ii) Nhân viên hành chính có quyền đưa ra ý kiến và kiến nghị đối với việc xử lý vụ việc, thông thường là lãnh đạo của các đơn vị liên quan; (iii) Nhân viên hành chính có quyền quyết định cuối cùng đối với việc xử lý vụ việc, thông thường là lãnh đạo chủ chốt của chủ thể quản lý hành chính. “Hành vi tư pháp hành chính” chủ yếu bao gồm các hoạt động như: hòa giải, trọng tài, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm...”. Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa, đối tượng hồi tỵ trong tư pháp hành chính bao gồm thấm phán viên(,0) và những người tham gia tố tụng như thư ký, phiên dịch, giám định, khám nghiệm.
Trình tự thực hiện hơi tỵ hành chính bao gơm việc đưa ra đê nghị hôi tỵ,
thẩm tra và quyết định hồi tỵ.
(i) về đề nghị hồi tỵ, có thể xuất phát từ bản thân nhân viên hành chính hoặc do yêu cầu cùa đương sự. Nhân viên hành chính sau khi tiếp nhận các nhiệm vụ hành chính, nếu cho rằng bản thân có quan hệ có lợi hoặc có hại trực tiếp với vụ án thì có thề tự đề nghị hồi tỵ; trong quá trình xử lý vụ án hành chính, nhân viên hành chính trong lần đầu tiếp xúc với đương sự cần công bố danh sách các nhân viên xử lý vụ án, đồng thời thông báo cho đương sự về quyền yêu cầu hồi tỵ đối với những nhân viên đó, đương sự có thế căn cứ vào các lý do liên quan đề đưa ra yêu cầu hồi tỵ (thông thường việc đương sự đưa ra yêu cầu hồi tỵ có thể ở bất kỳ giai đoạn nào trong xử lý vụ án hành chính trước khi đưa ra quyết định, phán quyết hành chính).
(ii) về xử lý đề nghị hồi tỵ, sau khi nhân viên hành chính đưa ra đề nghị hồi tỵ hoặc đương sự yêu cầu hồi tỵ, thì đều cần căn cứ theo các quy định liên quan, do tổ chức hoặc lãnh đạo liên quan thẩm tra quyết định sau đó mới có thể thực hiện. Tham chiếu theo thực tiễn tư pháp và sự bố trí của các cơ quan (đơn vị) hành chính tại Trung Quốc, việc hồi tỵ đối với nhân viên hành chính cần phải do người phụ trách của cơ quan (đơn vị) hành chính đó thẩm tra quyết định; việc hồi tỵ đối với người phụ trách cơ quan (đơn vị) hành chính, sẽ do cơ quan hành chính cấp trên hoặc ủy ban nhân dân cùng cấp thấm tra quyết định. Sau khi lãnh đạo hoặc tổ chức liên quan thẩm tra đề nghị hồi tỵ, bất kể ý kiến như nào đều phải ban hành quyết định bằng văn bản. Trong tố tụng hành chính, điều 55 Luật Tố tụng hành chính Trung Quốc quy định, việc hồi tỵ đối với chánh án làm thẩm phán (chủ tọa phiên tòa), sẽ do ủy ban thẩm phán quyết định; việc hồi tỵ đối với
thâm phán viên, sẽ do chánh án quyêt định; việc hôi tỵ đôi với người tham gia tơ tụng, sẽ do thẩm phán (chủ tọa phiên tịa) quyết định; nếu đương sự không đồng ý với quyết định đó, thì có thể u cầu xem xét lại 1 lần.
về các sai phạm thường gặp trong việc thực hiện chế độ hồi tỵ hành chính trong thực tế (chỉ các hành vi không thực hiện hồi tỵ được pháp luật quy định
hoặc khi thực hiện hồi tỵ xảy ra khiếm khuyết, sai xót) và cách khắc phục. Trong thực tế hiện nay, có 2 tình trạng sai phạm thường gặp đó là khơng thơng báo về quyền được yêu cầu hồi tỵ và không thực hiện hồi tỵ mặc dù đà cỏ đủ lý do.
Việc không thông báo về quyền được yêu cầu hồi tỵ diễn ra rất phổ biến. Pháp luật Trung Quốc quy định, chủ thề quản lý hành chính trước khi thực hiện hành vi hành chính cần thơng báo cho đối tượng quản lý hành chính về quyền lợi và nghĩa vụ, đồng thời pháp luật trao quyền cho đối tượng quản lý hành chính được yêu cầu hồi tỵ đối với các nhân viên hành chính liên quan. Hành vi khơng thơng báo về quyền được yêu cầu hồi tỵ mang có thể do sơ suất của nhân viên hành chính chưa thông thạo quy định pháp luật hoặc do cố ý che giấu gây nên và đó là hành vi hành chính bất hợp pháp.
Đối với hành vi khơng thực hiện hồi tỵ mặc dù đã có đủ lý do, hành vi này xảy ra có thể là do nhận thức sai của nhân viên hành chính hoặc đối tượng quản lý hành chính khơng đưa ra u cầu hồi tỵ hoặc một trong hai bên đã đưa ra yêu cầu hồi tỵ nhưng do nhận định sai của tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền đà quyết định khơng áp dụng hồi tỵ, do vậy hành vi này là hành vi sai phạm do nhận thức sai lầm hoặc có sai sót trong việc giài thích pháp luật.
Vậy làm thế nào để khắc phục các sai phạm này? Các sai phạm khi thực hiện chế độ hồi tỵ liên quan đến tính hợp pháp của hành vi hành chính, đối tượng
hành chính bị ảnh hưởng bởi sai phạm trên có quyên yêu câu được sửa chữa, khắc phục thông qua các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, hồi tỵ hành chính
là một loại trình tự pháp định, vậy nên sai phạm trong thực hiện hồi tỵ hành chính chủ yếu là do vi phạm trình tự thủ tục. Luật Tố tụng hành chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định: đối với hành vi hành chính vi phạm trình tự thủ tục theo luật định, tịa án có quyền quyết định hủy bỏ tồn bộ hoặc một phần, đồng thời có thể u cầu bị cáo thực hiện lại hành vi hành chính; Luật xét lại hành chính nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa cũng quy định tương tự. Do vậy, cách thức khắc phục sai phạm trong thực hiện hồi tỵ hành chính có thể thơng qua trình tự xem xét lại hoặc thơng qua tố tụng hành chính [30, tr. 12].