Đánh giá chung về thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 64 - 68)

6. Cấu trúc của luận văn

2.4. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp

lớp 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

2.4.1. Những kết quả đạt được

Đa số học sinh lớp 5 các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Việt Trì, Phú Thọ đều nhận thức rằng các chuẩn mực đạo đức truyền thống giữ vai trò nền tảng như lịng nhân ái, tình u quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình thầy trị, u người thân, bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ người khác,… Nhiều học sinh đã vươn lên tự khẳng định mình trong học tập và trong cuộc sống. Các em có lối sống trung thực, lành mạnh, có ước mơ, hồi bão cao đẹp. Nhiều em đã không ngừng học tập, rèn luyện để phát triển phẩm chất đạo đức, năng lực để phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ.

Ban Giám hiệu các trường tiểu học thành phố Việt Trì đã quan tâm và có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục hành vi đạo đức cũng như ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.

Các hoạt động trải nghiệm để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh đã được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tuy nhiên chất lượng và hiệu quả chưa cao.

2.4.2. Những hạn chế, bất cập

Từ kết quả điều tra bằng phiếu cũng như trao đổi trực tiếp, tổng kết thực tiễn, cho thấy, những năm gần đây, tầm quan trọng của giáo dục hành vi

đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ được các cán bộ, giáo viên của các trường tiểu học nhận thức chưa sâu sắc. Nhiều giáo viên chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa mà ít quan tâm đến việc liên hệ thực tế, mở rộng kiến thức, rèn luyện đạo đức, hành vi đạo đức. Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh cũng chưa thực sự được chú ý, quan tâm. Ngoài ra, các nhà trường chưa thực sự chủ động đề ra các chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh ở tầm vĩ mô, thường xuyên và liên tục mà chỉ khi nào cấp trên như Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo phát động mới thực hiện tốt.

Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm chưa thực sự phong phú, đa dạng, nhiều hoạt động tổ chức còn chưa chặt chẽ nên hiệu quả thấp. Sự phối hợp giữa ba lực lượng gia đình, nhà trường và xã hội chưa có sự thống nhất về mục tiêu, phương pháp và tổ chức giáo dục.

Việc kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện hành vi đạo đức của học sinh; đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 chưa thường xuyên. Kết quả tự giáo dục của học sinh vẫn còn hạn chế.

2.4.3. Nguyên nhân

- Thứ nhất, sự biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Biểu hiện của nguyên nhân này là sự thiếu ý thức, thiếu tự chủ nên dễ bị cám dỗ, lôi kéo từ các phần tử khơng tiến bộ cả trong và ngồi nhà trường. Học sinh lớp 5 đang ở lứa tuổi tiền dậy thì, lứa tuổi bắt đầu có sự biến đổi mạnh mẽ của tâm, sinh lý nên các em thích tìm tịi cái mới lạ do đó dễ bị ảnh hưởng tiêu cực của những tệ nạn xã hội. Hơn nữa, có một số học sinh sống trong những gia đình chưa có nền tảng giáo dục tốt đã tạo cho các em những thói quen khơng tốt, không tự giác rèn luyện bản thân.

- Thứ hai, cơ chế thị trường với những tác động tiêu cực cùng những ảnh hưởng của xã hội; sự bùng nổ của thông tin văn hóa; sự khó khăn trong đời sống hiện nay,… đã ảnh hưởng rất nhiều đến học sinh. Sự phát triển của xã hội với quá trình mở cửa và hội nhập đã tạo ra nhiều luồng văn hóa xâm nhập vào nước ta khiến cho một bộ phận không nhỏ học sinh chạy theo cái mới, cái lạ một cách mù qng mà khơng có nhận thức và sự hướng dẫn nhận thức đúng đắn.

- Thứ ba, ở các nhà trường hiện nay nói chung và các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nói riêng, chất lượng cơng tác giáo dục đạo đức cho HS chưa cao. Các bộ phận chức năng cùng như bản thân từng giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trong các trường hoạt động chưa đồng đều. Bên cạnh đó, gia đình HS cũng như các lực lượng xã hội cũng chưa dành sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu của thực trạng.

Tiểu kết chƣơng 2

Giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn cịn khơng ít những bất cập, yếu kém cần có những biện pháp khắc phục. Những phẩm chất cần thiết trong giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 đã được chú trọng nhưng chưa thực sự đầy đủ. Khâu xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 chưa sát thực tế, thiếu mục tiêu, nội dung, phương pháp cụ thể, còn bị động trong khi triển khai và thực hiện; chưa phát huy hết việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường. Nhiều lực lượng xã hội chưa chủ động, tích cực tham gia cùng nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ và yêu cầu giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.

Thực tế cho thấy, các hình thức, nội dung, biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 cịn mang nặng tính hình thức, chưa phong phú, chưa thu hút được học sinh. Công tác kiểm tra, đánh giá được tiến hành chưa thường xuyên, thiếu quy định cụ thể. Việc khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời, chưa đầu tư cơ sở vật chất và tài chính thỏa đáng đối với hoạt động này… Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Do vậy, tiếp tục nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 5 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)