Kết quả xin ý kiến chuyên gia về tính cần thiết, phù hợp của các biện

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 87)

6. Cấu trúc của luận văn

3.4. Kết quả xin ý kiến chuyên gia về tính cần thiết, phù hợp của các biện

pháp và thực nghiệm tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Khái quát chung về quá trình xin ý kiến chuyên gia

3.4.1.1. Mục đích

Đánh giá tính cần thiết, phù hợp của các biện pháp đề xuất.

3.4.1.2. Đối tượng thăm dò ý kiến

Trưng cầu bằng phiếu điều tra ở 05 trường tiểu học: Đinh Tiên Hồng, Bạch Hạc, Hùng Lơ, Sông Lô, Kim Đức, Tiên Cát, Trưng Vương đối với:

- 20 cán bộ quản lý giáo dục - 20 cán bộ (cán bộ Đoàn, Đội) - 160 giáo viên chủ nhiệm

3.4.1.3. Cách thức tiến hành

Câu hỏi chúng tôi nêu ra là: “Xin thầy/cơ cho biết ý kiến của mình về tính cấp thiết và khả thi của 5 giải pháp đề xuất”.

Qua tổng hợp kết quả phiếu trưng cầu ý kiến cho thấy, đa số giáo viên được hỏi đều cho rằng, các biện pháp mới xây dựng trên là cấp thiết và có tính kahr thi cao. Mặc dù có biện pháp thể hiện tính cấp thiết cao hơn nhưng tính khả thi lại thấp hơn. Và ngược lại, có những biện pháp tính cấp thiết thấp hơn nhưng tính khả thi lại thể hiện cao hơn.

Kết quả cụ thể thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học

sinh lớp 5 Các biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Không cấp thiết Cấp thiết Rất cấp thiết Không khả thi Khả thi Rất khả thi

Tạo sự đồng thuận về nhận thức của các lực lượng giáo

dục (nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội) về sự

cần thiết phải giáo dục hành vi đạo đức cho HS

0 18 82 0 12 88

Tổ chức đa dạng về hình các hoạt động trải nghiệm để giáo dục hành vi đạo đức

cho học sinh

0 10 90 0 11 89

Thống nhất mục tiêu, nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội

2 12 86 3 18 79

Phát huy cao độ được tính tích cực, chủ động, sáng tạo

của học sinh lớp 5 trong quá trình tổ chức các hoạt

động trải nghiệm

0 15 85 1 8 91

Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá về các HVĐĐ của học sinh ngay

sau khi kết thúc HĐTN

Biểu đồ 3.1. Kết quả đánh giá của các chuyên gia về tính cấp thiết của các biện pháp

Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá của các chuyên gia về tính khả thi của các biện pháp

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Tạo chuyển biến căn bản về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng Đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm để giáo dục hành vi đạo đức Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh tổ chức có hiệu quả công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm việc giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm

3.4.2. Kết quả xin ý kiến chuyên gia

Qua kết quả xin ý kiến chuyên gia cho thấy, 5 biện pháp mới đề xuất đều được đánh giá có tính rất phù hợp và cấp thiết rất cao, cụ thể: tỷ lệ ý kiến cho rằng “Rất cấp thiết” có tỷ lệ phần trăm từ 81% đến 90%; “Rất khả thi” có tỷ lệ từ 79% đến 94%; tính “Cấp thiết” dao động trong khoảng 10% đến 18%; tính “Khả thi” có tỷ lệ từ 6% đến 12%. Các ý kiến cho rằng các biện pháp là không cấp thiết, không khả thi chiếm tỷ lệ thấp (cao nhất là 6%, còn lại từ 0 đến 2%). Từ kết quả khảo nghiệm trên, có thể đưa ra một số nhận xét như sau: Việc tiến hành khảo nghiệm các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã thu được kết quả rất cần thiết và có khả thi từ các chuyên gia được thể hiện ở bảng 3.1.

Từ kết quả khảo sát thực trạng hành vi đạo đức và thực trạng giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 cũng như qua kết quả ý kiến chuyên gia có thể kết luận rằng các biện pháp trên nếu có

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tạo chuyển biến căn bản về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng Đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm để giáo dục hành vi đạo đức Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh tổ chức có hiệu quả công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm việc giáo dục hành vi đạo đức

thông qua hoạt động trải

nghiệm

đủ thời gian, điều kiện để được thực nghiệm một cách đồng bộ thì kết quả giáo dục đạt được sẽ được nâng cao.

3.5. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm

Do điều kiện khách quan và chủ quan không cho phép thực hiện tất cả các biện pháp, tác giả lựa chọn biện pháp để tiến hành thực nghiệm là biện pháp 4: “Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh lớp

5 trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm ”. Bởi lẽ, hành vi đạo

đức ln hình thành từ động cơ có tính tự giác, tự nguyện, khi học sinh được chủ động, sáng tạo với hoạt động của mình thì các chuẩn mực đạo đức được củng cố, hành vi đạo đức được hình thành. Đây là biện pháp then chốt nhất nên được lựa chọn để tiến hành thực nghiệm.

3.5.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm biện pháp “Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động,

sáng tạo của học sinh lớp 5 trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm” là nhằm mục đích chứng minh biện pháp đã đề xuất nếu được triển

khai bài bản sẽ nâng cao chất lượng giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

3.5.2. Địa điểm thực nghiệm và mẫu thực nghiệm

- Địa điểm thực nghiệm: Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng.

- Mẫu thực nghiệm: 35 học sinh lớp 5A5 Học kỳ II, năm học 2018- 2019.

3.5.3. Kế hoạch tổ chức thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm biện pháp này được tiến hành Từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2019, cụ thể như sau:

- Khảo sát mức độ thể hiện hành vi đạo đức của học sinh đến thời điểm khảo sát bằng mẫu phiếu (phụ lục 5) .

- Tiến hành tổ chức thực hiện chương trình giáo dục đạo đức lớp 5 theo chương trình quy định nhưng bằng hình thức trải nghiệm thực tiễn với phương châm “Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học

sinh lớp 5 trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm”. Các hoạt động

đã triển khai gồm: Giao lưu với cán bộ lão thành cách mạng nhân ngày thàng lập Đảng 3/2; Trải nghiệm 01 ngày làm nội trợ nhân ngày 8/3; trò chơi „Chúng em làm chiến sĩ” nhân ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 30/4; lao động vệ sinh công cộng nhân ngày quốc tế lao động 1/5; Thăm khu di tích lịch sử K9 Đá Chơng nhân kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19 tháng 5.

- Khảo sát mức độ thể hiện hành vi đạo đức của học sinh đến thời điểm khảo sát bằng mẫu phiếu (phụ lục 5) .

3.5.4. Tiến hành thực nghiệm

3.5.4.1. Đánh giá trình độ đầu vào:

Tiến hành kiểm tra đầu vào đối với nhóm học sinh thực nghiệm. Nội dung gồm những câu hỏi về nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh liên quan đến nội dung thực nghiệm. Đây là bước có ý nghĩa quan trọng vì việc xác định kết quả đầu vào giúp đánh giá trình độ ban đầu của học sinh ở nhóm thực nghiệm.

3.5.4.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5

* Giao lưu với cán bộ lão thành cách mạng nhân ngày thành lập Đảng

3/2:

Nhân ngày 3/2, nhà trường mời những cán bộ lão thành cách mạng đến giao lưu, nói chuyện để các em hiểu hơn về ý nghĩa sự ra đời của Đảng và truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta.

* Trải nghiệm 01 ngày làm nội trợ nhân ngày 8/3:

HS được thực hành làm một số loại bánh và một số món ăn truyền thống; tập bày mâm cơm gia đình nhằm giúp các em có trải nghiệm về cơng

việc của người bà, người mẹ trong gia đình. Từ đó, các em thêm kính u bà, mẹ và những người phụ nữ, đồng thời các em thêm yêu lao động, biết giúp đỡ bố mẹ những cơng việc vừa sức trong gia đình.

* Trò chơi “Chúng em làm chiến sĩ” nhân ngày giải phóng miền Nam

thống nhất đất nước 30/4

HS được hóa thân vào các chú bộ đội, thực hành các động tác đội hình, đội ngũ và một số quy tắc trong huấn luyện quân đội. Qua đó nâng cao ý thức tự giác trong rèn luyện tập, khắc phục khó khăn trong cuộc sống

* Lao động vệ sinh công cộng nhân ngày quốc tế lao động 1/5:

Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho HS tham gia lao động vệ sinh khu vực trường, đình và chùa Nơng Trang. Cùng người lớn dọn vệ sinh khu dân cư nơi HS sinh sống.

* Thăm khu di tích lịch sử K9 - Đá Chơng (Ba Vì – Hà Nội) nhân kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ, ngày 19 tháng 5.

Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với ban đại diện hội cha mẹ học sinh tổ chức cho HS đi thăm khu di tích lịch sử K9 Đá Chơng, được nghe kể về Bác Hồ và quân đội ta thời kỳ hoạt động tại khu K9.

3.5.4.3. Đánh giá trình độ đầu ra

Sau quá trình thực nghiệm, tác giả đã tổ chức đánh giá kết quả đầu ra bằng cách sử dụng mẫu phiếu (phụ lục 5) để khảo sát.

Kết quả thực nghiệm thể hiện trong bảng 3.2:

Bảng 3.2. Tổng hợp điểm đánh giá mức độ hành vi đạo đức của học sinh lớp 5 trƣớc và sau thực nghiệm (n=35)

Hành vi đạo đức Điểm TB trƣớc TN Điểm TB chung trƣớc TN Điểm TB sau TN Điểm TB chung sau TN

HS PH GV HS PH GV Tự phục vụ bản thân 3.0 2.9 2.8 2.9 3.1 3.2 3.5 3.3 Tham gia các công việc gia đình 2.0 2.0 2.3 2.1 3.5 3.0 3.5 3.3 Hợp tác trong học tập 3.0 3.0 2.5 2.8 3.2 3.0 3.1 3.1 Quan tâm, giúp đỡ bạn bè, thầy cô 2.5 2.5 2.8 2.6 3.3 3.0 3.6 3.3 Tham gia các

công việc của trường, lớp, cộng

đồng

2.6 2.0 2.0 2.2 3.6 3.2 3.5 3.4 Biết ơn những

người có cơng với quê hương,

đất nước 2.6 2.5 2.5 2.5 3.7 3.5 3.8 3.7 Tôn trọng sự khác biệt của người khác 2.5 2.5 2.0 2.3 2.6 2.5 2.0 2.4 Vượt qua khó khăn 2.8 2.7 2.5 2.7 3.0 3.0 2.6 2.9 Bảo vệ cái đúng, cái tốt 3.0 3.0 2.9 3.0 3.2 3.1 3.1 3.1 Bảo vệ môi trường sống 2.9 3.0 3.0 3.0 3.5 3.3 3.1 3.3

3.5.5. Phân tích kết quả thực nghiệm

Qua bảng kết quả thực nghiệm có thể thấy rõ sự khác biệt rất lớn về hành vi đạo đức của HS trước và sau khi thực nghiệm. Cụ thể, hành vi “Tự phục vụ bản thân” trước thực nghiệm là 2.9 điểm thì sau thực nghiệm đã tăng lên 3.3 điểm. Hành vi “Quan tâm, giúp đỡ bạn bè, thầy cô” trước thực nghiệm chỉ là 2.6 thì sau thực nghiệm đã là 3.3. Đặc biệt, trước thực nghiệm, hành vi “ Biết ơn những người có cơng với quê hương, đất nước” là 2.5 điểm; sau

thực nghiệm, con số này đã tăng rất nhiều, 3.7 điểm. Hành vi “Tham gia các công việc của trường lớp, cộng đồng” trước thực nghiệm tương đối thấp, chỉ 2.2 điểm nhưng sau thực nghiệm có sự thay đổi rõ rệt, 3.4 điểm. Tuy nhiên, một số hành vi có sự chuyển biến khơng nhiều. Điển hình, trước thực nghiệm, hành vi “Tôn trọng sự khác biệt của người khác” đạt 2.3 điểm thì sau thực nghiệm chỉ tăng 0.1 điểm, là 2.4 điểm. Hành vi “Hợp tác trong học tập” cùng không thay đổi nhiều trước và sau thực nghiệm, từ 2.8 điểm lên 3.1 điểm .

Sau khi triển khai biện pháp “Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động,

sáng tạo của học sinh lớp 5 trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm”, tương ứng với việc tổ chức các hoạt động điển hình theo kế hoạch

thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2019 như đã trình bày, kết quả đã cho thấy sự chuyển biến và hiệu quả rõ rệt ở cả ba lĩnh vực: nhận thức, thái độ và đặc biệt là tính tự giác trong hành vi đạo đức của học sinh lớp 5A5. Các em không những bộc lộ rõ sự biến đổi tích cực qua các giai đoạn mà cịn có sự thống nhất, đồng bộ ở cả ba khía cạnh (nhận thức, thái độ, hành vi) trong suốt quá trình thực nghiệm.

Kết quả thực nghiệm đã bước đầu chứng minh được giả thuyết khoa học của đề tài, đồng thời chứng minh tính phù hợp và khả thi của các biện pháp đã xây dựng.

Tiểu kết chƣơng 3

Giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là một quá trình lâu dài và phức tạp. Để q trình đó mang lại hiệu quả như mong muốn, tác giả luận văn đã bám sát cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài để đề xuất những biện pháp cụ thể, cấp thiết và khả thi. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Vì vậy, cần phải thực hiện đồng bộ và phối hợp các biện pháp này với nhau, làm tiền đề cho nhau để đạt được kết quả tối ưu trong giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thực nghiệm biện pháp “Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh lớp 5 trong

quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm” tại Trường tiểu học Đinh Tiên

Hoàng. Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự chuyển biến và thay đổi theo hướng tích cực hơn về nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức của học sinh. Điều này cho phép bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và việc hoàn thành nghiên cứu của luận văn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 có vị trí rất quan trọng trong tồn bộ q trình giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng ở các trường tiểu học. Đây được xác định là quá trình lâu dài, phức tạp và địi hỏi phải có sự quan tâm của nhiều lực lượng giáo dục khác nhau cùng tham gia. Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có thơng qua hoạt động trải nghiệm. Trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay, việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 là hết sức cấp thiết.

Về mặt lý luận, tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên các nội dung : Khái niệm giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5; Đặc điểm; Mục tiêu, nội dung; Các hình thức giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 phổ biến ở nhà trường và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5.

Về mặt thực tiễn, qua việc tìm hiểu và xử lý kết quả điều tra, tác giả có thể khẳng định hoạt động giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã có

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)