6. Cấu trúc của luận văn
3.5. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
3.5.5. Phân tích kết quả thực nghiệm
Qua bảng kết quả thực nghiệm có thể thấy rõ sự khác biệt rất lớn về hành vi đạo đức của HS trước và sau khi thực nghiệm. Cụ thể, hành vi “Tự phục vụ bản thân” trước thực nghiệm là 2.9 điểm thì sau thực nghiệm đã tăng lên 3.3 điểm. Hành vi “Quan tâm, giúp đỡ bạn bè, thầy cô” trước thực nghiệm chỉ là 2.6 thì sau thực nghiệm đã là 3.3. Đặc biệt, trước thực nghiệm, hành vi “ Biết ơn những người có cơng với quê hương, đất nước” là 2.5 điểm; sau
thực nghiệm, con số này đã tăng rất nhiều, 3.7 điểm. Hành vi “Tham gia các công việc của trường lớp, cộng đồng” trước thực nghiệm tương đối thấp, chỉ 2.2 điểm nhưng sau thực nghiệm có sự thay đổi rõ rệt, 3.4 điểm. Tuy nhiên, một số hành vi có sự chuyển biến khơng nhiều. Điển hình, trước thực nghiệm, hành vi “Tôn trọng sự khác biệt của người khác” đạt 2.3 điểm thì sau thực nghiệm chỉ tăng 0.1 điểm, là 2.4 điểm. Hành vi “Hợp tác trong học tập” cùng không thay đổi nhiều trước và sau thực nghiệm, từ 2.8 điểm lên 3.1 điểm .
Sau khi triển khai biện pháp “Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh lớp 5 trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm”, tương ứng với việc tổ chức các hoạt động điển hình theo kế hoạch
thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2019 như đã trình bày, kết quả đã cho thấy sự chuyển biến và hiệu quả rõ rệt ở cả ba lĩnh vực: nhận thức, thái độ và đặc biệt là tính tự giác trong hành vi đạo đức của học sinh lớp 5A5. Các em khơng những bộc lộ rõ sự biến đổi tích cực qua các giai đoạn mà cịn có sự thống nhất, đồng bộ ở cả ba khía cạnh (nhận thức, thái độ, hành vi) trong suốt quá trình thực nghiệm.
Kết quả thực nghiệm đã bước đầu chứng minh được giả thuyết khoa học của đề tài, đồng thời chứng minh tính phù hợp và khả thi của các biện pháp đã xây dựng.
Tiểu kết chƣơng 3
Giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là một quá trình lâu dài và phức tạp. Để q trình đó mang lại hiệu quả như mong muốn, tác giả luận văn đã bám sát cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài để đề xuất những biện pháp cụ thể, cấp thiết và khả thi. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Vì vậy, cần phải thực hiện đồng bộ và phối hợp các biện pháp này với nhau, làm tiền đề cho nhau để đạt được kết quả tối ưu trong giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thực nghiệm biện pháp “Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh lớp 5 trong
quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm” tại Trường tiểu học Đinh Tiên
Hoàng. Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự chuyển biến và thay đổi theo hướng tích cực hơn về nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức của học sinh. Điều này cho phép bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và việc hoàn thành nghiên cứu của luận văn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ