Tạo sự đồng thuận về nhận thức của các lực lượng giáo dục (nhà

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 70)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua các

3.2.1. Tạo sự đồng thuận về nhận thức của các lực lượng giáo dục (nhà

trường, gia đình, các tổ chức xã hội) về sự cần thiết phải giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh

3.2.1.1. Nội dung biện pháp:

Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, là cơ sở, tiền đề để thực hiện các biện pháp khác, bởi vì, cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra, mọi hoạt động của con người được bắt đầu từ nhận thức, nhận thức đúng mới có cơ sở để hành động đúng.

Thực tiễn giáo dục những năm qua cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, vẫn còn một số tổ chức, cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về giáo dục đạo đức, giáo dục hành vi đạo đức, về hoạt động trải nghiệm và giáo dục hành vi đạo đức thơng qua các hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, làm chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là vấn đề cần thiết hiện nay.

Nội dung giáo dục, tạo chuyển biến căn bản về nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng, các đối tượng phải được tiến hành tồn diện, song phải có trọng tâm, trọng điểm, trước mắt cần tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bản chất cách mạng, khoa học, những nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, quan điểm của Đảng về đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh như Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”; Quyết định số 410/QĐ- BGDĐT ngày 04/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành kế hoạch triển khai quyết định số 1501/QĐ-TTG ngày 28/8/2015 của thủ

tướng chính phủ phê duyệt đề án “tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” của ngành giáo dục; Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT về Ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa; Cơng văn số 463/BGDĐT- GDTX ngày 28/01/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên…

Đồng thời tập trung giáo dục, nâng cao nhận thức về cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức; bản chất, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm, đặc điểm tâm-sinh lý, đặc điểm hành vi đạo đức của học sinh lớp 5, đặc điểm, mục tiêu, nội dung, hình thức, các yếu tố ảnh hưởng, đến giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm, trên cơ sở đó làm cho mội tổ chức, mọi lực lượng có nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vị trí, vai trị, tầm quan trọng, bản chất, sự cần thiết của giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm; giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị, quyền và trách nhiệm của từng tổ chức, từng người để từ đó phát huy tốt hơn trách nhiệm trong tham gia giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Để tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng về giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua các hoạt động trải nghiệm trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay, cần thực hiện tốt những hình thức cụ thể sau:

Thứ nhất, thông qua sinh hoạt của các tổ chức (tổ chức Đảng, tổ chức hành chính, Đồn Thanh niên, Hội phụ nữ, Cơng đồn, các câu lạc bộ…) với các hình thức sinh hoạt như: Sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt học tập, sinh hoạt

- Tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ vào mỗi thứ hai hàng tuần, biểu dương các tập thể, cá nhân, uốn nắn những thiếu sót và giới thiệu, định hướng những nội dung cần giáo dục cho học sinh.

- Tổ chức thực hiện tốt các chủ đề, chủ điểm trong năm học gắn với hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc; qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào, tự tơn dân tộc, ý chí quật cường và tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh. Thông thường, mỗi tháng trong năm học đều có ngày lễ lớn của đất nước như: Kỷ niệm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh (2/9), Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho ngành giáo dục - đào tạo trước khi Bác ra đi, đồng thời cũng là ngày anh Nguyễn Văn Trỗi hy sinh (15/10), Thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10), Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, ngày hội Quốc phịng tồn dân (22/12), Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02), Ngày Quốc tế Phụ nữ và khởi nghĩa Hai Bà Trưng (08/3), Ngày thành lập Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3), Ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3), Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5), Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6), Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7),… Ngồi ra cịn nhiều ngày kỷ niệm khác nữa. Dựa vào các ngày lễ vừa nêu trên, có thể tổ chức cho các em sinh hoạt theo chủ đề với nhiều nội dung phong phú chẳng hạn :

+ Tháng 9 - 10: Hãy viết và nói gì về kỷ niệm một ngày khai trường để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Hãy nói và kể những cơng việc em đã làm để làm sạch đẹp trường lớp,…

+ Tháng 11: Trao đổi về tình thầy trị, ca hát, đọc thơ, kể chuyện, tiểu phẩm nói về thầy giáo, cơ giáo,…

+ Tháng 12: Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về quân đội nhân dân Việt Nam + Tháng 01 - 02: Mùa xuân và ước mơ của các em về nghề nghiệp; tìm hiểu lịch sử truyền thống nhà trường, truyền thống văn hóa địa phương.

+ Tháng 03: Hãy nói tình cảm của mình với bà, với mẹ, cơ giáo; hát những bài hát về bà, mẹ, cô giáo, …

+ Tháng 04: Hãy tìm tấm gương về người con anh hùng của đất nước, của quê hương.

+ Tháng 05: Trao đổi về thái độ học tập, về 5 diều Bác Hồ dạy, nói những gì em biết về thời niên thiếu của Bác Hồ, …

Với những chủ đề trên, các em trao đổi, thảo luận sơi nổi, được phép trình bày quan điểm riêng của mình về chủ đề đó. Nhờ đó, giờ sinh hoạt trở nên hấp dẫn, hứng thú và qua đó, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được suy nghĩ và hành động của học sinh trên cơ sở đó có biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho phù hợp.

- Tổ chức cho học sinh tiếp xúc, giao lưu trò chuyện với người thật, việc thật. Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, tùy nội dung cần giáo dục thông qua các ngày lễ ấy nhà trường mời các vị lão thành cách mạng, các anh hùng lực lượng vũ trang, những người đạt thành tích cao trong học tập, lao động sản xuất... về trường gặp gỡ, trò chuyện, giao lưu với học sinh.

- Đẩy mạnh các hoạt động thiết thực phù hợp với lứa tuổi mang tính giáo dục như:

+ Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao (yêu quê hương đất nước, mừng Đảng mừng xuân, nhớ ơn Bác Hồ, hướng về ngày 20/11,…). Đây là loại hình hoạt động khá hấp dẫn đối với học sinh tiểu học, thu hút được nhiều em tham gia.

+ Hoạt động đền ơn đáp nghĩa như : Áo lụa tặng bà, chăm sóc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, đóng góp vào quỹ xây dựng nhà tình thương, trồng cây nhớ ơn Bác,…

+ Hoạt động mang tính giáo dục lịng nhân ái như tham gia các đợt ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, tham gia các chương trình vì người nghèo, phong trào giúp bạn vượt khó, …

+ Hoạt động “Hội thi thiếu nhi”: Hội thi thiếu nhi là đỉnh cao của phong trào thiếu nhi, là kết quả của quá trình phấn đấu, học tập, rèn luyện theo mục tiêu giáo dục toàn diện. Qua hội thi thiếu nhi, các em sẽ đánh giá được kết quả rèn luyện của mình và đó chính là cơ hội, là mơi trường để các em trao đổi thêm kinh nghiệm học tập, hoạt động với các bạn của mình. Hội thi thiếu nhi vừa là ngày hội của các em, vừa mang tính chất của cuộc thi tài, nên đã tạo được bầu khơng khí thi đua hào hứng, sơi nổi, hấp dẫn trong các hoạt động.

- Tổ chức các hoạt động tập thể trong phạm vi tồn trường. Thơng qua các hoạt động này tạo điều kiện để các em hình thành các mối quan hệ, gắn bó với nhau vì quyền lợi, danh dự chung, gây niềm vinh dự, tự hào về lớp mình. Điều này có ý nghĩa và tác dụng sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của học sinh. Thực tế hoạt động tập thể của các nhà trường có thể là các hoạt động như : Lao động tập thể, các cuộc thi tài năng, sang kiến của cá nhân, tổ chức giao lưu trong tập thể giữa các khối lớp,... Mỗi giáo viên cần nhận thức về tác dụng giáo dục của tập thể, biết dựa vào các giai đoạn hình thành và phát triển của tập thể và các nhiệm vụ giáo dục để tìm ra các biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục trong tập thể đạt tới hiệu quả giáo dục theo mục tiêu của cấp học. Từ đó, nếp sống đạo đức của các em sẽ có chuyển biến tốt, trước hết là tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể, biết giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động. Qua hoạt động tập thể, lịng nhân ái, tính vị tha, tinh thần dũng cảm, trách nhiệm vì tập thể được thể hiện rõ và chính những hoạt động đó đã đẩy mạnh phong trào học tập của các em hơn.

3.2.2.2. Các bước thực hiện biện pháp:

Bước 1: Xác định nhu cầu giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm.

Bước 2: Đặt tên cho hoạt động trải nghiệm giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5

Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động

Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động trải nghiệm giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5

Bước 5: Lập kế hoạch

Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trải nghiệm giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 trên bản giấy

Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hồn thiện chương trình hoạt động Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của HS

3.2.3. Thống nhất mục tiêu, nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội

3.2.3.1. Nội dung biện pháp:

Việc thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục hành vi đạo đức nói riêng cho học sinh là một cơng việc rất khó khăn và phức tạp. Nguyên nhân là trong quá trình giáo dục, học sinh tiếp nhận những tác động từ nhiều phía, bao gồm cả nhà trường, gia đình và xã hội. Vì vậy, muốn công tác giáo dục đạt hiệu quả cao thì phải có sự phối hợp thống nhất các tác động theo này theo cùng một hướng tích cực. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa Nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó”; “Gia đình, nhà trường và xã hội là phương châm, phương tiện và phương pháp giáo dục, nếu khơng kết hợp được thì khơng đạt được kết quả” [41, tr.43].

Từ lâu, sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội được xem là nguyên lý cơ bản của giáo dục. Khi nhà trường, gia đình, xã hội tác động đến học sinh theo cùng một hướng dựa trên những quan điểm, nguyên tắc đúng đắn và thống nhất thì việc hình thành chuẩn mực đạo đức cho học sinh sẽ có hiệu quả. Ngược lại, nếu các yếu tố đó tác động lệch hướng đến từng

học sinh thì sẽ vơ hiệu hóa lẫn nhau, gây ảnh hưởng xấu đến hành vi đạo đức của các em. Vì vậy, gia đình, nhà trường và xã hội cần phối hợp thống nhất trong nội dung hoạt động giáo dục.

* Phát huy vai trò của các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Nhà trường cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình trong cơng tác giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh. Thường xuyên thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở trường, thông báo chủ trương, kế hoạch công tác của nhà trường cho cha mẹ học sinh. Nhà trường cần huy động sự vào cuộc của cha mẹ học sinh trong cơng tác giáo dục. Ngồi ra, một việc làm vô cùng cần thiết là nhà trường phải chú ý đúng mức đến một số nội dung liên quan đến việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh, từ đó đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp. Cần xây dựng quy định nếp sống hằng ngày ở nhà, ở trường, ở địa phương của học sinh làm cơ sở cho việc thống nhất yêu cầu, nội dung giáo dục cũng như việc đánh giá kết quả giáo dục.

- Nhà trường phải xác định những hình thức phối hợp nhằm đảm bảo mối quan hệ thường xuyên giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Sử dụng linh hoạt những hình thức trao đổi trực tiếp và trao đổi gián tiếp.

- Bên cạnh đó, cần thường xun tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của học sinh về số lượng, học lực, hạnh kiểm, sơ yếu lý lịch, hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm sinh lý, tính cách, năng lực, trình độ văn hóa của cha mẹ, bầu khơng khí gia đình, các mối quan hệ xã hội, cách ứng xử của học sinh trong gia đình ở nhà trường và ngồi xã hội; những biến đổi và sự phát triển về thể chất, tâm lý và xã hội theo các giai đoạn phát triển của lứa tuổi,… từ đó có biện pháp giáo dục hành vi đạo đức phù hợp.

- Xây dựng mơi trường văn hóa sư phạm lành mạnh, mỗi thầy giáo, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức, chuyên

môn, chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử… để học sinh noi theo.

- Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng vào giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.

- Chủ động tổ chức sơ kết, tổng kết việc giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 một cách nghiêm túc, hiệu quả, tránh qua loa, đại khái, hình thức.

* Phát huy vai trị của các gia đình học sinh

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Giáo dục gia đình đem lại hiệu quả tích cực cho giáo dục nhân cách, nhất là về lối sống, giao tiếp, ứng xử,… Việc phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện các thao tác, kỹ năng, hình thành các thói quen, hành vi tốt; tránh tình trạng “trống đánh xi, kèn thổi ngược”.

Nâng cao nhận thức về vai trị của gia đình đối với giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5. Cần phải nhận thức được rằng, gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người, là tổ ấm ni dưỡng, chăm sóc,

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)