6. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua các
3.2.5. Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá về các hành vi đạo đức của
của học sinh ngay sau khi kết thúc hoạt động trải nghiệm
3.2.5.1. Nội dung biện pháp
Sơ kết, tổng kết là một công việc không thể không tiến hành trong giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 nói riêng. Bởi lẽ, thực hiện tốt việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về thực chất là nhằm đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế cịn tồn tại, tìm ra ngun nhân, những kinh nghiệm bổ ích cho cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện giáo dục hành vi đạo đức thông qua
hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trong thời gian tiếp theo. Đảng ta khẳng định : “Chỉ có tăng cường tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận thì cơng cuộc đổi mới mới trở thành hoạt động tự giác chủ động và sáng tạo, bớt được những sai lầm và bước đi quanh co, phức tạp”. Thực tế những năm qua, việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ cũng đã được tiến hành, qua đó đã đánh giá được ưu điểm, khuyết điểm, rút ra được một số kinh nghiệm trong tổ chức giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 nhưng việc sơ kết, tổng kết chưa kịp thời, đánh giá thực trạng còn chung chung, có nội dung cịn mang tính hình thức, những kinh nghiệm rút ra chưa thực sự sát và mang tính đột phá. Do đó, để nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay và những năm tới cần phải làm tốt việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hơn nữa.
Tổ chức việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ phải làm từng cấp, từ dưới lên, trọng tâm là ở các nhà trường. Phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nội dung giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 mà sơ kết, tổng kết. Yêu
cầu sơ kết, tổng kết phải tiến hành chặt chẽ, cụ thể, tỷ mỷ, tránh hình thức,
làm qua loa, đại khái. Thành phần phải bao gồm các đối tượng có liên quan.
Nội dung sơ kết, tổng kết có thể tồn diện hoặc chỉ đi sâu vào một hoặc một
số nội dung, nhưng phải nêu rõ đặc điểm tình hình thuận lợi, khó khăn trong triển khai và tổ chức thực hiện, đánh giá đúng thực trạng, tìm đúng nguyên nhân; trách nhiệm của từng tổ chức, lực lượng và mỗi cá nhân; rút ra được những kinh nghiệm thiết thực để nâng cao hiệu quả trong thời gian tiếp theo.
Ở đây, cần khắc phục hai khuynh hướng khi rút ra kinh nghiệm trong sơ kết, tổng kết là: Thứ nhất, rút ra những kinh nghiệm mang tính cơng thức, chung chung, khơng có giá trị phổ biến; Thứ hai, rút ra những kinh nghiệm thiếu cơ sở thực tiễn (khơng có thật). Những kinh nghiệm này nói quá nhiều đến cơng việc phải làm gì mà lại thiếu những chỉ dẫn cần và nên làm thế nào cho có chất lượng và hiệu quả. Có như vậy, việc sơ kết, tổng kết mới có ý nghĩa thiết thực, bảo đảm tính khả thi của hoạt động nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
3.2.5.2. Các bước thực hiện biện pháp:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm việc giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Bước 2: Triển khai kế hoạch tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm Bước 3: Tổ chức hội nghị sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm
Bước 4: Tổng hợp, phổ biến kinh nghiệm sau sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm.