Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 85 - 87)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm là một hệ thống cách giải quyết vấn đề đa dạng, năng động, sáng tạo trong các tình huống giáo dục. Mỗi biện pháp đều có vị trí, vai trị và tầm quan trọng nhất định trong quá trình giáo dục nói chung và giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 nói riêng. Tuy nhiên các biện pháp cũng có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục.

Biện pháp 1: “Tạo sự đồng thuận về nhận thức của các lực lượng giáo

dục (nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội) về sự cần thiết phải giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh”.

Đây là biện pháp đầu tiên, là tiền đề, cơ sở để thực hiện các biện pháp khác.

Biện pháp 2: “Tổ chức đa dạng về hình các hoạt động trải nghiệm để

giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh”.

Biện pháp này có ý nghĩa trung tâm, quan trọng và cũng là khâu then chốt, quyết định, là cơ sở để xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và các bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức đã xác định.

Biện pháp 3: “Thống nhất mục tiêu, nội dung giáo dục hành vi đạo đức

cho học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội”.

Là biện pháp không thể thiếu, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5.

Biện pháp 4: “Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh lớp 5 trong quá trình tổ chức các hoạt động trải nghiệm” .

Đây là biện pháp có ý nghĩa vơ cùng thiết yếu, là khâu then chốt cuối cùng giúp cho quá trình giáo dục hành vi đạo đức thơng qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 đạt kết quả trên thực tiễn.

Biện pháp 5: “Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá về các hành

vi đạo đức của học sinh ngay sau khi kết thúc hoạt động trải nghiệm”.

Là biện pháp mang tính hỗ trợ, giúp cho q trình giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 đạt được kết quả tối ưu.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)