Nguyên tắc xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 68 - 70)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc về đảm bảo tính hệ thống trong giáo dục đạo đức

Giáo dục hành vi đạo đức nằm trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể, nên việc giáo dục hành vi đạo đức thông qua HĐTN cho học sinh lớp 5 cũng phải được đặt trên nền tảng mang tính hệ thống của chương trình giáo dục phổ thơng. Điều đó có nghĩa giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ phải lưu ý mối quan hệ giữa các môn học, mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành quá trình giáo dục học sinh tiểu học.

Giáo dục hành vi đạo đức thông qua HĐTN không thể tách rời các hoạt động khác trong nhà trường. Tính hệ thống địi hỏi các biện pháp được đề xuất đi từ cái chung đến cái riêng, từ cấp độ rộng đến cấp độ hẹp. Đồng thời các biện pháp đề xuất còn liên quan đến cấp quản lý khác nhau trong nội bộ nhà trường và sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

3.1.2. Nguyên tắc về đảm bảo tính kế thừa trong giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 nói riêng là một vấn đề có tính kế thừa, liên tục. Trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh, đã có nhiều biện pháp, giải pháp được đề xuất và vận dụng vào thực tiễn và thể hiện tính hiệu quả rất rõ rệt ở nhiều địa phương, nhiều cấp học. Vì vậy, khi nghiên cứu và đề xuất biện pháp mới cho giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh, tác giả có kế thừa những biện pháp đã được các nhà khoa học, các cơ sở giáo dục nghiên cứu và áp dụng nhằm điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với điều kiện và

hồn cảnh cụ thể tại thành phố Việt Trì để đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng mơ hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

3.1.3. Nguyên tắc về đảm bảo tính đồng bộ, tác động vào các khâu của quá trình rèn luyện đạo đức của học sinh trình rèn luyện đạo đức của học sinh

Các biện pháp đưa ra phải đồng bộ, phải tác động vào các yếu tố của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, việc đưa ra các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ phải có tính thống nhất, có tính khoa học nhằm phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó.

3.1.4. Nguyên tắc về đảm bảo tính khả thi của các biện pháp giáo dục đạo đức đức

Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đưa ra các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ phải thực hiện được và đảm bảo hiệu quả cao. Muốn vậy, giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm phải phù hợp với nhu cầu, hứng thú, tình cảm của học sinh lớp 5.

Trong quá trình xây dựng các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thì hệ thống các nguyên tắc nêu trên phải được quán triệt, thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)