Nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 36 - 40)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động trải nghiệm và giáo dục thông

1.3.4. Nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5

Nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 (chương trình hiện hành) là rất rộng, bao trùm nhiều nội dung, vấn đề thuộc môi trường tự nhiên và xã hội nhưng tựu chung lại thì đều xoay quanh trục “chân - thiện - mỹ” và truyền thống văn hóa của dân tộc, địa phương. Nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 căn cứ vào các nhóm chuẩn mực đạo đức của xã hội, bám sát vào nội dung chương trình các mơn học và chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp (hoạt động trải nghiệm).

- Nhóm chuẩn mực hành vi đạo đức thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị, bao gồm các chuẩn mực: Lý tưởng CNXH, thực hiện CNH, HĐH đất

nước; Yêu quê hương, đất nước; Tự cường, tự lực và tự hào dân tộc; Tin tưởng vào Đảng và đường lối mới của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Nhà nước. Những chuẩn mực đạo đức này sẽ góp phần định hướng giá trị sống, lối sống cho mỗi học sinh. Đạo đức cao nhất của mỗi con người Việt Nam là sống và làm việc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh”, vì lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội mà trước mắt là thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nhóm những chuẩn mực hành vi đạo đức hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân, bao gồm: tự trọng; tự lập; giản dị, trung thực; siêng năng, hướng

thiện, biết kiềm chế, biết hối hận.

- Nhóm những chuẩn mực hành vi đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người, đó là: lịng biết ơn; yêu thương, khoan dung, vị tha, hợp tác; bình đẳng; lễ độ, lịch sự, tơn trọng mọi người,…

- Nhóm những chuẩn mực hành vi đạo đức thể hiện quan hệ đối với cơng việc, bao gồm: có tinh thần trách nhiệm cao; có lương tâm; có niềm tin;

tơn trọng pháp luật; tôn trọng lẽ phải; dũng cảm, liêm khiết, khiêm tốn…

- Nhóm chuẩn mực hành vi đạo đức liên quan đến xây dựng môi trường sống (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội), gồm các chuẩn mực: giữ

gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh; có ý thức phịng chống những hành vi gây tác hại đến con người, đến xã hội và mơi trường sống; có ý thưc bảo vệ hịa bình, bảo vệ và phát huy truyền thống, di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại…

Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới năm 2018 cụ thể là chương trình Mơn Giáo dục cơng dân thì nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 sẽ có nhiều sự thay đổi cơ bản về mục tiêu, nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh, cụ thể như sau:

- Chuẩn mực hành vi đạo đức thể hiện lịng u nước: Biết ơn những

người có công với quê hương, đất nước.

- Chuẩn mực hành vi đạo đức thể hiện lịng nhân ái: Tơn trọng sự khác

biệt của người khác.

- Nhóm những chuẩn mực hành vi đạo đức thể hiện sự chăm chỉ: Vượt

qua khó khăn.

- Chuẩn mực hành vi đạo đức thể hiện sự trung thực: Bảo vệ cái đúng, cái

tốt.

- Chuẩn mực hành vi đạo đức thể hiện sự trách nhiệm: Bảo vệ môi trường

sống.

1.3.5. Các hình thức giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 phổ biến trong nhà trường hiện nay

Các hình thức giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở nhà trường rất phong phú, đa dạng, trong đó, thường có các hình thức sau:

1.3.5.1. Hoạt động câu lạc bộ

Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của các nhóm học sinh có cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,... dưới sự định hướng của nhà giáo dục (GV). Hoạt động này tạo ra mơi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy, cô giáo và với những người lớn khác, qua đó HS phát triển các kĩ năng, hành vi của mình.

1.3.5.2. Tổ chức trị chơi

Trị chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của giáo dục thông qua hoạt động trải nghiệm, giúp các em nâng cao thể lực, rèn luyện sự nhanh nhẹn, dẻo dai và bền bỉ, phát triển tốt các chức năng của các giác quan đồng thời phát triển tốt các phẩm chất nhân cách cho học sinh như tính tập thể, tính hợp tác, tính kỷ luật, tính sáng tạo, tính tự chủ, tính tích cực,

sự nỗ lực ý chí, lịng dũng cảm, tính linh hoạt, tính tự tin, sự thân thiện, lịng bao dung, những tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ lành mạnh...

1.3.5.3. Tổ chức diễn đàn

Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của người học. Hoạt động diễn đàn mang lại hiệu quả giáo dục rất thiết thực. Thơng qua hoạt động này, học sinh có cơ hội bày tỏ ý kiến, quan niệm cá nhân và đề xuất những thắc mắc về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của mình. Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học hỏi lẫn nhau.

Diễn đàn được tổ chức ở nhiều quy mô khác nhau. Chủ đề của diễn đàn có thể xây dựng dựa trên nội dung các hoạt động giáo dục, những nhu cầu và mong muốn của các em về nhà trường, thầy cô, bố mẹ; hoặc căn cứ vào các vấn đề thực tiễn đạo đức đang được quan tâm.

1.3.5.4. Sân khấu tương tác

Sân khấu tương tác là một hình thức biểu diễn nghệ thuật thơng qua hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu tạo ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi chính những “diễn viên" tham gia. Ở phần biểu diễn, các “nhân vật” được chia sẻ, thảo luận với những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả.

Sân khấu tương tác tạo ra những trò chơi và những bài tập khác nhau nhằm tăng cường sự nhận thức của bản thân và tính tự chủ. Điều này có thể khởi đầu bằng kinh nghiệm của một cá nhân nhưng cuối cùng phải kết thúc bằng kinh nghiệm của cả tập thể. Do vậy, trong mơi trường này thì kinh nghiệm cá nhân là rất quan trọng cho chính bản thân của cá nhân đó cũng như là đóng vai trị như một cơng cụ nhằm củng cố kinh nghiệm nhóm.

1.3.5.5. Hoạt động tham quan, dã ngoại

Đối với học sịnh. tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức hoạt động học tập thực tế vơ cùng hấp dẫn. Mục đích của tham quan, dã ngoại là

đưa các em đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức thông qua việc tiếp xúc với các thắng cảnh, các di tích lịch sử, văn hóa, cơng trình, nhà máy, khu sản xuất... giúp các em có được những kinh nghiệm từ thực tế để áp dụng vào cuộc sống của chính mình; tăng cường cơ hội cho học sinh được giao lưu, chia sẻ và thể hiện những khả năng vốn có của bản thân, đồng thời giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước, hiểu được các giá trị truyền thống và hiện đại.

1.3.5.6. Hoạt động nhân đạo, từ thiện

Hoạt động nhân đạo, từ thiện là hoạt động xã hội đặc biệt, có sự tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm của học sinh đối với những con người, cộng đồng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.

Hoạt động nhân đạo, từ thiện trong trường phổ thơng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau cùng những hoạt động trải nghiệm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi nhà trường sao cho phù hợp, hiệu quả và đảm bảo tính giáo dục cao.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)