Tổ chức khảo sát thực trạng

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 51 - 52)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng cơng tác giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, phân tích nguyên nhân, trên cơ sở đó, đề các xuất biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng hành vi đạo đức của học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Khảo sát thực trạng giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

2.2.3. Đối tượng khảo sát

Để tìm hiểu thực trạng giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 500 giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh và học sinh thuộc các trường tiểu học: Đinh Tiên Hoàng, Bạch Hạc, Hùng Lô, Sông Lô, Kim Đức, Tiên Cát, Trưng Vương. Trong đó có 200 GV, cán bộ quản lý, 100 phụ huynh và 200 học sinh lớp 5. Nhóm GV, cán bộ quản lý và phụ huynh được goi chung là nhóm Lực lượng giáo dục (LLGD).

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Điều tra xã hội học - Phỏng vấn sâu

- Quan sát các tiết học, các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm - Nghiên cứu tài liệu, hồ sơ học sinh, sổ theo dõi chất lượng của giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)