Thống nhất mục tiêu, nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 81)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5 thông qua các

3.2.3. Thống nhất mục tiêu, nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh

sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội

3.2.3.1. Nội dung biện pháp:

Việc thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục hành vi đạo đức nói riêng cho học sinh là một cơng việc rất khó khăn và phức tạp. Nguyên nhân là trong quá trình giáo dục, học sinh tiếp nhận những tác động từ nhiều phía, bao gồm cả nhà trường, gia đình và xã hội. Vì vậy, muốn cơng tác giáo dục đạt hiệu quả cao thì phải có sự phối hợp thống nhất các tác động theo này theo cùng một hướng tích cực. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa Nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó”; “Gia đình, nhà trường và xã hội là phương châm, phương tiện và phương pháp giáo dục, nếu không kết hợp được thì khơng đạt được kết quả” [41, tr.43].

Từ lâu, sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội được xem là nguyên lý cơ bản của giáo dục. Khi nhà trường, gia đình, xã hội tác động đến học sinh theo cùng một hướng dựa trên những quan điểm, nguyên tắc đúng đắn và thống nhất thì việc hình thành chuẩn mực đạo đức cho học sinh sẽ có hiệu quả. Ngược lại, nếu các yếu tố đó tác động lệch hướng đến từng

học sinh thì sẽ vơ hiệu hóa lẫn nhau, gây ảnh hưởng xấu đến hành vi đạo đức của các em. Vì vậy, gia đình, nhà trường và xã hội cần phối hợp thống nhất trong nội dung hoạt động giáo dục.

* Phát huy vai trò của các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Nhà trường cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình trong cơng tác giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh. Thường xuyên thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở trường, thông báo chủ trương, kế hoạch công tác của nhà trường cho cha mẹ học sinh. Nhà trường cần huy động sự vào cuộc của cha mẹ học sinh trong cơng tác giáo dục. Ngồi ra, một việc làm vô cùng cần thiết là nhà trường phải chú ý đúng mức đến một số nội dung liên quan đến việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh, từ đó đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp. Cần xây dựng quy định nếp sống hằng ngày ở nhà, ở trường, ở địa phương của học sinh làm cơ sở cho việc thống nhất yêu cầu, nội dung giáo dục cũng như việc đánh giá kết quả giáo dục.

- Nhà trường phải xác định những hình thức phối hợp nhằm đảm bảo mối quan hệ thường xuyên giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Sử dụng linh hoạt những hình thức trao đổi trực tiếp và trao đổi gián tiếp.

- Bên cạnh đó, cần thường xun tìm hiểu và nắm vững đặc điểm của học sinh về số lượng, học lực, hạnh kiểm, sơ yếu lý lịch, hoàn cảnh sống, đặc điểm tâm sinh lý, tính cách, năng lực, trình độ văn hóa của cha mẹ, bầu khơng khí gia đình, các mối quan hệ xã hội, cách ứng xử của học sinh trong gia đình ở nhà trường và ngồi xã hội; những biến đổi và sự phát triển về thể chất, tâm lý và xã hội theo các giai đoạn phát triển của lứa tuổi,… từ đó có biện pháp giáo dục hành vi đạo đức phù hợp.

- Xây dựng mơi trường văn hóa sư phạm lành mạnh, mỗi thầy giáo, cơ giáo phải thực sự là tấm gương sáng về tác phong, tư cách đạo đức, chuyên

môn, chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử… để học sinh noi theo.

- Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng vào giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.

- Chủ động tổ chức sơ kết, tổng kết việc giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 một cách nghiêm túc, hiệu quả, tránh qua loa, đại khái, hình thức.

* Phát huy vai trị của các gia đình học sinh

Gia đình là tế bào của xã hội, là mơi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Giáo dục gia đình đem lại hiệu quả tích cực cho giáo dục nhân cách, nhất là về lối sống, giao tiếp, ứng xử,… Việc phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện các thao tác, kỹ năng, hình thành các thói quen, hành vi tốt; tránh tình trạng “trống đánh xi, kèn thổi ngược”.

Nâng cao nhận thức về vai trị của gia đình đối với giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5. Cần phải nhận thức được rằng, gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người, là tổ ấm ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục và trưởng thành. Gia đình là mơi trường giáo dục đầu tiên của trẻ, mơi trường gia đình là nền tảng, là cơ sở để học sinh hình thành nhân cách, hành vi đạo đức. Cần khắc phục quan niệm không đúng đắn như: cha mẹ sinh con, trời sinh tính hay gia đình chỉ có trách nhiệm sinh con, ni dưỡng, còn dạy dỗ, giáo dục là trách nhiệm của nhà trường và xã hội, phó thác việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường, đoàn đội và xã hội, mối quan hệ giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội trở nên lỏng lẻo, không thống nhất được về nội dung, mục đích, phương pháp phối hợp, nhiều khi dẫn đến mâu thuẫn và bài trừ lẫn nhau.

Cùng với nâng cao nhận thức về vai trị của gia đình trong giáo dục hành vi đạo đức thơng qua hoạt động trải nghiệm là nâng cao trình độ và năng

lực giáo dục con cái của các bậc cha mẹ. Cha mẹ phải thường xuyên học tập nhằm nâng cao trình độ, khơng ngừng hồn thiện bản thân mình và là tấm gương ham học tập để con cái noi theo. Sự tu dưỡng, gương mẫu của cha mẹ sẽ tạo uy tín cho con cái. Sự hiểu biết có tác động củng cố cho uy tín của cha mẹ, đồng thời có năng lực giáo dục con cái.

Cần sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau (nêu gương, rèn luyện thói quen, khen thưởng, kỉ luật, trừng phạt) trong giáo dục hành vì đạo đức thơng qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 bởi đặc điểm tâm lý, lứa tuổi của trẻ là rất nhạy cảm, hiếu động, thích thể hiện bản thân, dễ bị kích động,…Tránh xu hướng quá nghiêm khắc, áp đặt, khắt khe và cũng tránh xu hướng quá dân chủ, nuông chiều. Phương pháp giáo dục nên thay thế bằng phương pháp định hướng, khích lệ. Cha mẹ cần tìm thấy ở con mình có những mầm mống, năng khiếu gì để quan tâm, tạo điều kiện giúp trẻ phát triển tài năng, cần phân tích để con nhìn nhận, phân biệt đúng - sai, xấu - tốt, điểm mạnh - yếu của bản thân và tự điều chỉnh.

Gia đình cần sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống với hiện đại trong giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5.

Gia đình cần chủ động phối hớp với Nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5. Để làm được điều này, cần có kế hoạch hình thành và ổn định tổ chức Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và của toàn trường ngay từ đầu năm học, để qua đó nhà trường nắm chắc điều kiện, hoàn cảnh của cha mẹ học sinh đồng thời để cha mẹ học sinh cùng thấm nhuần và thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục con em mình, tạo điều kiện cho con em học tập, rèn luyện và làm gương cho con em mình về các mặt. Trong năm học, giáo viên phải luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương để quản lý tốt quá trình học tập rèn luyện của học sinh, kịp thời nắm bắt và điều chỉnh những sai lệch trong quá trình giáo dục.

* Phát huy vai trị của chính quyền, các đồn thể chính trị-xã hội ở trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong tham gia giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5

Các cấp ủy Đảng, chính quyền các phường trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đưa nội dung giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trên địa bàn vào trong nghị quyết lãnh đạo, chương trình cơng tác.

Các hội, đoàn thể cần thường xuyên cập nhật tài liệu, mở các lớp bồi dưỡng ngắn, mở các trung tâm tư vấn gia đình để cha mẹ và người lớn hiểu biết một cách đầy đủ, thấu đáo về nội dung, phương pháp giáo dục hành vi đạo đức trong gia đình, về các chuẩn mực đạo đức trong ứng xử với bản thân, gia đình, bạn bè, thầy cô… giúp họ chắt lọc những giá trị đạo đức truyền thống, gạt bỏ những lề thói lạc hậu cổ xưa, tiếp cận những giá trị tiến bộ, phù hợp với thời đại mới.

Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua trong học tập, các hoạt động ngoại khoá; các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, những hoạt động văn hóa lành mạnh khác,… nhằm thu hút, lơi cuốn học sinh đến với tập thể, đến những hoạt động bổ ích, nhằm giáo dục về lịng nhân ái, tình đồn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau; giáo dục cho các em những kỹ năng sống; giáo dục truyền thống và đạo lý con người Việt Nam, để từ đó giáo dục hành vi đạo đức học sinh.

Cần chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, nhân dân khối phố, công an khu vực. Đưa công tác giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh vào tiêu chí xây dựng, bình chọn “Gia đình văn hóa -

Khu phố văn hố - Ơng bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”; có đánh giá, nhận

xét của về các hoạt động trải nghiệm do nhà trường tổ chức để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh; tổ chức ký cam kết trách nhiệm giữa “nhà trường -

ngồi nhà trường thành q trình khép kín trong cơng tác giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5.

3.2.3.2. Các bước thực hiện biện pháp:

Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động

Bước 2: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động trải nghiệm giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5

Bước 3: Lập kế hoạch chi tiết hoạt động trải nghiệm giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5, trong đó xác định cụ thể từng cơng việc của các lực lượng (nhà trường, gia đình, chính quyền, đồn thể…).

Bước 4: Thông báo, triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm đến các lực lượng liên quan

Bước 5: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch

Bước 6: Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 5

Bước 7: Tiến hành rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa các lực lượng (nhà trường - gia đình - xã hội) trong giáo dục hành vi đạo đức thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục hành vi đạo đức thông qua các hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)