Đánh giá chung về công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 44 - 48)

huyện Yên Châu – Sơn La

2.3.1 Ưu điểm

- Huyện đã hướng dẫn và tổ chức lập PTKTXH theo hướng dẫn của Bộ KH&ĐT, Sở KH&ĐT Sơn La. Nhìn chung, thời gian lập và nộp các bản KH về Sở KHĐT đã đảm bảo theo quy định.

- Các cấp lãnh đạo của huyện và các ban, ngành chuyên môn cũng đã bước đầu nắm bắt được các tư tưởng hoàn thiện trong lập KH: chỉ đạo lồng ghép các nguồn lực ngân sách, chương trình mục tiêu quốc gia, thể hiện nhiều dự án mang tính ưu tiên, trọng điểm…trong việc lập các KH phát triển KTXH.

- Kế hoạch 5 năm bắt đầu được xây dựng mang tính định hướng. Trong nội dung kế hoạch 2006-2010 của huyện Yên Châu ngoài hệ thống mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội thì huyện cũng đã chủ động xây dựng định hướng phát triển cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Các định hướng này chủ yếu là xác định định hướng phát triển cho từng ngành, lĩnh vực không thấy sự xuất hiện cứng nhắc của các chỉ tiêu hoặc có chăng chỉ là các chỉ tiêu mang tính tổng quát. Chẳng hạn, như việc định hướng phát triển nông nghiệp của huyện giai đoạn 2006-2010: “Phát

triển Nông - Lâm nghiệp theo hướng tập trung thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả gắn với thị trường. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp và kinh tế Nông thôn theo hướng tạo ra vùng, địa bàn sản xuất hàng hoá tập trung thông qua ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, bảo quản sau thu hoạch. Hình thành hệ thống sản phẩm chủ lực có lợi thế của huyện; phấn đấu sản xuất

bình quân đạt khoảng 17 - 18 triệu đồng /1 ha đất canh tác.” Bên cạch đó, chính quyền huyện đã phần nào sử dụng kế hoạch như một công cụ trong hoạt động quản lý, điều hành KTXH của địa phương. Các bản kế hoạch đều được Hội đồng nhân dân huyện thông qua nên đây được xem như cương lĩnh của thực hiện phát triển KTXH của huyện trong thời kỳ kế hoạch.

- Áp dụng những quy trình lập KH phát triển thôn bản, sử dụng được các công cụ của việc đánh giá có người dân tham gia (PRA) vào trong việc lập kế hoạch, tăng cường các bên hữu quan vào công tác lập KH và đạt được những kết quả khả quan trong q trình hồn thiện cơng tác lập kế hoạch.

- Trong các KH đã chú trọng nhiều đến lĩnh vực xã hội, mơi trường. Nội dung của nó đã thấy được sự xuất hiện của các chỉ tiêu giảm hộ nghèo, giải quyết việc làm…Mặc dù các chỉ tiêu này được đưa ra vẫn cịn mang nặng tính chất về số lượng, chất lượng chưa thực sự cao nhưng với sự thay đổi này cũng phần nào phản ánh được sự dần hoàn thiện của hệ thống chỉ tiêu trong các bản kế hoạch.

Có được những thành tựu như trên khơng thể khơng kể đến những yếu tố có ảnh hưởng lớn:

▪ Các cấp lãnh đạo chính quyền huyện đã bươc đầu quan tâm đến công tác lập kế hoạch của huyện, ln có sự gắn kết chặt chẽ giữa Hội đồng nhân dân huyện- Phòng TCKH-Ủy ban nhân dân huyện trong quá trình lập kế hoạch. Bên cạch đó cũng nhận được sự từ phía cấp tỉnh, trong đó quan trọng nhất là Sở KHĐT Sơn La.

▪ Huyện Yên Châu là một trong những huyện được hỗ trợ 100% của tổ chức: Hợp tác kỹ thuật CHXHCN Việt nam - CHLB Đức tài trợ, Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tài trợ chương trình: Lập kế hoạch phát triển thơn bản (VDP), đánh giá nơng thơn có người tham gia (PRA) cũng phần nào đảm bảo được các nội dung hoàn thiện trong công tác lập KH phát triển KTXH của huyện.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạch những mặt tích cực đó, thì hiện nay cơng tác lập KH của huyện cũng còn đang nhiều điểm còn bất cập, hạn chế. Cụ thể:

- Chất lượng của các bản KH vẫn còn thấp, nội dung vẫn được thể hiện theo khuôn mẫu nhất định. Cụ thể, phần đánh giá thực trạng chủ yếu là liệt kê ra những kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn trước, dẫn đến các đánh giá chung chung, khơng tìm ra được nguyên nhân cốt lõi, nghiêm trọng hơn cả là đánh giá chính xác “ xuất phát điểm” của huyện. Tiếp theo, phần nội dung xây dựng kế hoạch cho giai

đoạn mới bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, ở phần này chưa thể hiện rõ những mục tiêu ưu tiên, thiếu những dự báo về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với huyện trong thời kỳ kế hoạch. Cuối cùng, đến phần đưa ra các giải pháp, hầu hết các giải pháp đưa ra chung chung chưa thực sự gắn với mục tiêu đã nêu trên.

- Vấn đề lồng ghép nguồn lực vào các bản KH còn nhiều hạn chế, chưa lồng ghép tốt nguồn ngân sách chung và nguồn từ các chương trình, dự án để thực hiện các mục tiêu, các bản KH chưa gắn với nguồn lực thực tế, nên quy trình xây dựng KH thiếu đi tính sát thực, bản KH của mang tính khả thi cao.

- Trong hệ thống mục tiêu thì cịn chưa thể hiện rõ các cấp độ mục tiêu làm cho các mục tiêu dàn trải, chưa thể hiện rõ mục tiêu ưu tiên. Hệ thống chỉ tiêu còn cồng kềnh, vẫn mang nặng tính chất hiện vât, thiếu nhiều chỉ tiêu lồng ghép. Việc tính tốn nhiều chỉ tiêu cịn bất hợp lý, chưa có cơ sở khoa học và thiếu đi nhiều chỉ tiêu về xã hội và môi trường.

- Hoạt động giám sát và đánh giá thực hiện không đáp ứng được yêu cầu trong xây dựng và thực hiện KH. Việc thực hiện các KH đã được theo dõi, đánh giá thông qua các báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm. Tuy nhiên, những báo cáo thường không phản ánh chính xác tình hình thực hiện kế hoạch. Hiện nay, huyện chưa hệ thống chỉ tiêu theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch, quản lý các mục tiêu theo kết quả đầu ra.

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Cơng tác lập KH cịn nhiều hạn chế trên là do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan:

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

- Mặc dù trong cơ chế thị trường, cơng tác lập KH cũng đã có những bước đổi mới, hồn thiện nhưng quy trình lập KH vẫn chủ yếu từ trên xuống, theo một khuân mẫu nhất định. Với quy trình lập KH nhu thế này thì hầu hết các nội dung trong bản KH đều được xây dựng sao cho phù hợp với những chỉ dẫn từ cơ quan cấp trên chứ chưa thực sự xuất phát từ những bức xúc của huyện. Bên cạch đó, tuy đã có những tư tưởng hồn thiện về cơng tác lập KH nhưng mới chỉ dừng ở vấn đề đổi mới nhận thức,trong cơng tác lập KH của huyện cũng có một vài điểm mới trong quy trình lập KH,tuy nhiên về nội dung, phương pháp lập vẫn bị ảnh hưởng từ khuân mẫu nhất định cho nên chúng luôn được thực hiện một cách rập khuân máy móc.

- Phương pháp lập KH vẫn theo phương thức “ truyền thống” tức là nội dung KH được xây dựng dựa trên những gì mình có, nên KH phát triển KTXH chưa thể hiện tính đột phá.

- Với KH hàng năm thì thời gian xây dựng KH quá gấp( lúc này KH mới thực hiện được một nửa) làm cho khơng tránh khởi những sai xót khi đánh giá thực hiện.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

- Tuy đã có sự tham gia người dân trong quá trình lập KH, nhưng hiệu quả của quá trình tham gia của người dân lập KH thấp. Nội dung KH có tính chất tổng hợp cao với nhiều thuật ngữ chỉ tiêu có tính kỹ thuật nên rất khó hiểu đối với người dân. Vì thế, dẫu có được tham gia vào q trình lập kế hoạch phát triển thôn bản người dân cũng khơng biết đóng góp như thế nào hoặc điền vào phiếu điều tra một cách đối phó, mặc dù đã có sự hướng dẫn của cán bộ. Hơn nữa, với thời gian xây dựng và trình tự xây dựng KH gấp gáp, nội dung KH cịn mang nặng tính hình thức và thiếu khâu chuẩn bị nên khâu tham vấn dường như không mang lại hiệu quả cao.

- Việc lập KH hầu như chỉ tập trung ở phòng TC-KH, sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành trong huyện chỉ cung cấp thông tin, số liệu chứ chưa thực sự tham gia vào quá trình lập KH của huyện. Mặc dù về hình thức là các phịng, ban ngành chun mơn đều tham gia vào q trình xây dựng KH phát triển KTXH và phân bổ ngân sách nhưng trên thực tế việc xây dựng KH hầu như chỉ tập trung ở phòng TCKH. Các phòng ban ngành khác chủ yếu cung cấp thông tin đầu vào để cơ quan này tổng hợp và xây dựng KH. Sự tham gia của các bên hữu quan là rất khiêm tốn. Đối với cấp xã, phần lớn là nêu nhu cầu để cấp huyện tổng hợp và phân bổ, hoặc khi xã có dự án đầu tư, cấp huyện thường làm thay.

- Hệ thống thông tin dự báo các chỉ tiêu kinh tế-xã hội, nguồn số liệu để phục vụ cho cơng tác lập KH cịn yếu kém. Hầu như, huyện chưa có một hệ thống tổng hợp, cung cấp thông tin chuẩn xác, chưa áp dụng những thành tựu khoa học vào dự báo, xử lý thông tin.

- Đội ngũ KH cịn thiếu chưa đảm nhận hết cơng tác lập KH phát triển KT-XH của huyện. Cơng tác KH của huyện chỉ có hai cán bộ làm nhiệm vụ tổng hợp. Cán bộ là KH của huyện đều chưa được đào tạo có hệ thống về chuyên ngành lập KH.

- Trong quá trình lập KH thì ln bị chi phối bởi yếu tố quan điểm của một nhóm cá nhân lập KH

CHƯƠNG III

HỒN THIỆN CƠNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN – XÃ HỘI Ở HUYỆN YÊN CHÂU – SƠN LA

(GIAI ĐOẠN 2011-2015)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)