Phương pháp xây dựng cây vấn đề
Phân tích vấn đề nhằm xác định những vấn đề đang gây trở ngại cho quá trình đạt đến mục tiêu phát triển của đại phương và xác định mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Để xây dựng cây vấn đề, cần đi theo những bước chính như sau:
Bước 1: Phát hiện các vấn đề cần giải quyết ( vấn đề then chốt )
Để xác định các vấn đề then chốt cần đặt ra và trả lời một số câu hỏi sau: - Nếu các vấn đề mà cộng đồng quan tâm một cách rõ ràng và dễ hiểu. Một vấn đề được mô tả rõ ràng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Đó là vấn đề gì? Có ảnh hưởng đến ai? Ảnh hưởng ở quy mơ và mức độ như thế nào? Có hợp lý và khả thi để giải quyết trong giai đoạn hiện nay hay chưa?
- Xác định các vấn đề cần ưu tiên giải quyết bằng cách trả lời những câu hỏi sau: (1) Vấn đề nào đang được nhiều người quan tâm nhất? Vì sao?
(2) Vấn đề nào có thể giải quyết được với sự tham gia của nhiều bên hữu quan nhất? Vì sao?
(3) Vấn đề nào cần được giải quyết trước nhất? Vì sao?
(4) Vấn đề nào nếu được giải quyết sẽ kéo theo giải quyết được nhiều vấn đề khác? Vì sao?
Bước 2: Xác định các quan hệ nhân quả.
Ở bước này , ta phải xác định các nguyên nhân dẫn đến các vấn đề then chốt hay hậu quả do vấn đề then chốt gây ra. Đây là nguyên nhân hoặc hậu quả cấp I. Tiếp theo ta tìm các nguyên nhân cấp II bằng cách trả lời các câu hỏi:” Cái gì dẫn đến những nguyên nhân đã nêu trên?” Quy trình này được nhắc lại cho đến khi đã tìm được nguyên nhân sâu xa mà với điều kiện về nguồn lực và khả năng của huyện có thể giải quyết trong thời kỳ kế hoạch, hoặc đã tương đối chi tiết để có thể cụ thể hóa thành các chương trình, dự án đầu tư. Khi đó ta sẽ được một bản thảo “cây vấn đề”
Bước 3: Kiểm tra lại tính logic
Tại mỗi bước xác định nguyên nhân các cấp, cần phải kiểm tra xem cịn có mối quan hệ ngun nhân – hậu quả nào khác có thể xảy ra hay khơng. Sau khi các nguyên nhân – hậu quả đã được định vị một cách logic nhất, ta cần xem lại toàn bộ cấu trúc cây vấn đề để đảm bảo rằng mọi vấn đề nguyên nhân – hậu quả chủ yếu đều đã được xác định và sắp xếp theo một logic hợp lý.
Bước 4: Tập hợp các vấn đề thành cây vấn đề.
Ở bước này cần hệ thống hóa lại các vấn đề then chốt, vấn đề nhánh và hậu quả các cấp thành một sơ đồ có dạng hình cây, cịn gọi là cây vấn đề. Nhìn vào cây vấn đề, các nhà KH có thể có cái nhìn tổng thể về vấn đề mà mình cần giải quyết, tác động của việc giải quyết các vấn đề đã nêu trong ngắn và dài hạn.
Bước 5: Xử lý với các trở ngại khách quan.
Những nguyên nhân do trở ngại khách quan gây ra và nằm ngoài khả năng can thiệp của KH tỉnh sẽ được coi như những yếu tố tác động bên ngồi cần chú ý theo dõi trong q trình thực hiện KH, cây vấn đề sẽ khơng tìm hiểu ngun nhân gây ra chúng. (Phụ lục 6 – Cây vấn đề huyện Yên Châu)
3.3.3.3 Sử dụng công cụ cây mục tiêu trong việc xác định mục tiêu
Xây dựng cây mục tiêu là việc xác định một tập hợp các mục tiêu cần đạt đến, rồi sắp xếp chúng theo thứ tự, bắt đầu từ cấp đưa ra được những kết quả cụ thể nhất và là điều kiện cần thiết để đạt được những mục tiêu cao hơn. Việc phân loại mục tiêu được thực hiện từ dưới lên, với cấp I là đầu ra (hay kết quả trực tiếp) – cấp thấp nhất trong cây mục tiêu. Bước thấp thứ hai là mục tiêu trung gian và bước trên cùng là mục tiêu cuối cùng. Để xây dựng được cây mục tiêu, cách thức đơn giản nhất là dựa vào cây vấn đề đã có, nhưng tất cả các phát biểu mang tính chất tiêu cực (để nêu vấn đề) được đổi lại thành các phát biểu tích cực (để nêu mục tiêu).
Sau khi chuyển đổi, cây mục tiêu sẽ có cấu trúc giống hệt cây vấn đề, nhưng lúc này nó khơng phản ánh mối quan hệ nguyên nhân – hệ quả giữa các cấp nữa mà là quan hệ phương tiện – mục đích. Vì vậy, sau khi chuyển đổi các nội dung trong cây vấn đề sang cây mục tiêu, cần kiểm tra lại:
- Các nội dung về cây mục tiêu đã rõ ràng hay chưa?
- Mối liên hệ giữa các cấp mục tiêu có logic và hợp lý khơng? (Liệu việc đạt được các mục tiêu cấp dưới có góp phần đạt được mục tiêu cấp trên hay khơng?)
- Có cần bổ sung hoặc chi tiết hóa thêm mục tiêu nào khơng?
- Cấu trúc cây mục tiêu đã đơn giản chưa? Có cách nào đơn giản hóa hơn nữa mà vẫn mất đi những mục tiêu quan trọng nhất hay không? (Phụ lục 7- Cây mục tiêu huyện Yên Châu)
3.3.3.4 Sử dụng khung KH trong việc xác định các giải pháp thực hiện KH
Đây là một trong những công cụ quan trọng hỗ trợ cho việc xác định các giải pháp, chính sách. Đó là một bản tóm tắt tồn bộ nội dung của bản KH, thể hiện đầy đủ các mục tiêu cơ bản, các mục tiêu cụ thể, mục tiêu ưu tiên trong mỗi mục lớn, và cùng với đó là việc đưa ra các chính sách cụ thể để thực hiện các mục tiêu này.
Bảng 3: Khung KH trong việc xác định các giải pháp thực hiện KH
Tồn tại-Hạn chế Tác động kết cục Đầu ra Các chính sách, giải
pháp
Giả thiết rủi ro Mục tiêu
tổng quát
Mục tiêu cụ thể
Khung lập KH này cho thấy được tính logic giữa các bước trong q trình xây dựng KH. Kết quả của bước đánh giá thực trạng thể hiện cột “ Tồn tại-hạn chế”, cột “ Tác động kết cục” thể hiện những mục tiêu và cột “Giải pháp, chính sách” là kết quả của bước xác định các giải pháp, chính sách để thực hiện mục tiêu. Với các nội dung trong khung kế hoạch này, sẽ cho chúng ta có cái nhìn tổng thể những nội dung của công tác lập kế hoạch, vừa thấy được các giải pháp và chính sách nhắm giải quyết vấn đề gi, và hướng đến mục tiêu nào?