Phương pháp phân tích thực trạng trong lập kế hoạch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 38 - 40)

2.2. Thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở huyện Yên Châu

2.2.2.1 Phương pháp phân tích thực trạng trong lập kế hoạch

Trong phần đánh giá thực trạng phát triển KTXH trong các bản kế hoạch của huyện Yên Châu chủ yếu bao gồm:

- Đánh giá tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 2001-2005. - Đánh giá tình hình thực hiện một số mục tiêu chính trong thời kỳ kế hoạch trước. Trong đó, có thế thấy nội dung chính là việc thống kê lại những kết quả đã thực hiện được của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể trên địa bàn huyện. Trong đó, chủ yếu liệt kê ra những kết quả đã thực hiện rồi tiến hành so sánh với những chỉ tiêu đưa ra ở đầu thời kỳ kế hoạch để thấy được những chỉ tiêu nào đã hoàn thành, những chỉ tiêu nào chưa hoàn thành. Đồng thời cũng tiến hành so sánh tình hình thực hiện các chỉ tiêu ở những thời kỳ kế hoạch trước đó để thấy việc thực hiện chỉ tiêu có tiến bộ hay khơng.

- Đánh giá chung về tình hình thực hiện kế hoạch của thời kỳ trước. Nội dung chính của phần này là việc đưa ra những đánh giá chung, những thành tựu, hạn chế - yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế - yếu kém.

● Các phương pháp sử dụng trong việc đánh giá thực trạng của huyện chủ yếu là phương pháp liệt kê, mơ tả, phân tích, tổng hợp thơng qua các nguồn báo cáo, tổng kết hội nghị..

- Tổng hợp tình hình thơng qua các báo cáo: đây là biện pháp quan trọng và hữu hiệu nhất. Thơng qua các báo cáo có thể nắm được một cách đầy đủ và tương đối tồn diện tình hình cơng tác tại các phịng, ban ngành chun mơn, các cấp xã cơ sở, những thuận lợi khó khăn, các kết quả đạt được, các kiến nghị, các dự kiến cho kỳ kế hoạch tiếp theo. Tuy nhiên phương pháp này có thể mang lại sự đánh giá khơng chính xác do các báo cáo khơng phản ánh đúng tình hình của các phịng, ban ngành chun mơn, cấp xã cơ sở, do các cấp đều mắc bệnh “sính thành tích”. Mặt khác, hiện nay chưa có hệ thống bảng, biểu, mẫu báo cáo thống nhất giữa các cấp cơ sở, nên quá trình tổng hợp báo cáo gặp nhiều khó khăn , số liệu thu thập bị phân tán, độ chính xác khơng cao.

- Tổng hợp tình hình thơng qua các hội nghị tổng kết, hội thảo, các cuộc họp chuyên môn, nghiệp vụ: đây là phương pháp bổ trợ quan trọng để tổng hợp, đánh giá tình hình tại các cuộc họp, hội nghị ngồi tình hình thực hiện kế hoạch, những kết quả đạt được, những thuận lợi cũng như khó khăn… nghe nhiều ý kiến khác nhau giúp các cán bộ lập kế hoạch có những nhận định, đánh giá sâu hơn về tình hình thực trạng tại cơ sở.

- Tổng hợp tình hình thơng qua ý kiến nhận đinh,chỉ đạo của lãnh đạo các cấp cơ sở: thông qua những nhận xét, nhận định ý kiến của lãnh đạo các cấp cơ sở giúp cán bộ lập kế hoạch nắm bắt thực trạng một cách toàn diện và sâu sắc hơn.

- Tổng hợp tình hình thông qua đánh giá ý kiến của người dân thôn bản tại các thôn bản trong các chương trình lập kế hoạch phát triển thôn bản. Đây là nguồn cung cấp thông tin sát thực, tuy nhiên do trình độ dân trí cịn thấp nên khi tiến hành điều tra, thu thập thông tin, tổng hợp thơng tin thường gặp nhiều khó khăn, nhiều khi thông tin phản ánh từ người dân không thật sự chính xác.

Trong cách đánh giá này, phần đánh giá thực trạng của bản kế hoạch đã thiếu đi việc so sánh chéo giữa huyện Yên Châu với các huyện khác trong tỉnh tại cùng một thời điểm để thấy được mức độ phát triển của huyện cũng như tham chiếu với

khả năng có thể đạt được. Đó là một trong những hạn chế làm cho phần đánh giá thực trạng chưa thực sự là cơ sở vững chắc cho việc xây dựng kế hoạch.

● Cuối cùng, những kết luận về những thành tựu, những tồn tại - yếu kém cũng như nguyên nhân gây ra các tồn tại, yếu kém được đưa ra một cách chung chung, khơng nói rõ vào từng vấn đề tồn tại cụ thể, chưa đi sâu vào tìm nguyên nhân cốt lõi gây ra nó dẫn đến chưa đưa ra được khắc phục cho thời kỳ kế hoạch kế tiếp. Chẳng hạn, đưa ra vấn đề tồn tại rất chung chung : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

còn chậm, chưa vững chắc, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác cịn thấp” thì chưa thể hiện rõ tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm qua các năm, chưa tìm ra được nguyên nhân chủ yếu gây ra tồn tại trên.

Với phương pháp đánh giá thực trạng này phần đánh giá thực trạng của bản kế hoạch đã bao quát tất cả các mặt kinh tế - xã hội, phần nào cũng đã phản ánh đúng thực trạng phát triển kinh tê – xã hội của huyện. Tuy nhiên, có một hạn chế lớn trong phần đánh giá thực trạng của bản kế hoạch là chưa chỉ ra được “điểm xuất phát” của huyện trong thời kỳ kế hoạch tiếp theo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)