Yêu cầu của hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 48 - 49)

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Trước bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nước ta đứng trước những thực tế và những bài toán rất mới và phức tạp, đòi hỏi vừa có tầm nhìn tổng thể, biện chứng vừa có hiểu biết rất cụ thể, vừa có khả năng dự đoán xa, vừa có thể điều chỉnh và thích nghi nhanh chóng và linh hoạt. Do đó, cần có một nhận thức rõ ràng, chính xác chúng ta là ai, thực lực và lợi thế, tiềm năng, triển vọng, khả năng và giới hạn của chúng ta như thế nào? Mặt khác, sau khi hội nhập quốc tế, Nhà nước cần xác định lại vai trò và phương thức can thiệp hỗ trợ của Nhà nước đối với tổng thể nền kinh tế và đối với mỗi chủ thể kinh tế sao cho vừa có hiệu quả, vừa không trái ngược với quy định của WTO. Đó là việc chúng ta bắt buộc phải tuân thủ “luật chơi” chung của quốc tế, trong đó các thành phần kinh tế phải được đối xử bình đẳng , Nhà nước phải cắt giảm dần những khoản trợ cấp ngầm qua thuế, lãi suất…đối với các doanh nghiệp Nhà nước, công tác quản lý nhà nước sẽ phải dần hoàn thiện theo hướng tăng cường sự công khai, minh bạch, tính trách nhiệm, tính tham gia và tính tiên liệu…Thiếu những yêu cầu đó, nền kinh tế Việt Nam khó được đánh giá là một nền kinh tế thị trường, dễ bị vi phạm “luật chơi” chung của quốc tế hoặc đánh mất những cơ hội trong quá trình hội nhập quốc tế.

Như vậy, đứng trước những yêu cầu, thách thức của quá trình hội nhâp kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải tiếp tục hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. Cơ chế thị trường kết hợp với cơ chế kế hoạch, quy hoạch; tăng cường công tác thông tin kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, công tác thống kê; ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ trong công tác dự báo; kiểm tra

tình hình thực hiện ở cả cấp vĩ mô và doanh nghiệp. Với công cụ lập KH sẽ giúp chúng ta đánh giá được thực trạng phát triển, xác định điểm mạnh, điểm yếu, dự kiến được những vấn đề tương lai… Hơn nữa, công cụ kế hoạch sẽ phải vừa mang tính chiến lược hơn, định hướng dài hạn hơn, vừa cần loại hẳn tính bao cấp, tập trung vào đúng chức năng vai trò, tạo điều kiện chung, đòn bẩy và động lực.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)