Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 25)

xã hội ở huyện Yên Châu – Sơn La.

Trong hệ thống KHH ở Việt Nam, kế hoạch đóng vai trò là công cụ quản lý, tổ chức triền khai, theo dõi đánh giá các hoạt động kinh tế xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Hiện nay, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, thì yêu cầu đặt ra đối với công cụ kế hoạch là phải có những thay đổi cần thiết đáp ứng những đòi hỏi và điều kiện mới trong quá trình chuyển đổi. Muốn đáp ứng được những yêu cầu đó, đòi hỏi hoàn thiện và đổi mới mạnh hơn nữa công cụ quản lý, đặc biệt là công cụ kế hoạch hóa. Công tác lập KH phát triển KTXH cấp huyện là một bộ

phận trong hệ thống kế hoạch phát triển KTXH quốc gia, hoàn thiện công tác lập kế hoạch được diễn ra trên tất cả mọi bộ phận của hệ thống kế hoạch phát triển, nên hoàn thiện công tác lập kế KH phát triển KTXH cấp huyện là một yêu cầu tất yếu.

Ở vị trí nằm trên quốc lộ 6- tuyến đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh Tây Bắc với Hà Nội, đồng thời là huyện nằm giữa cao nguyên Mộc Châu với cao nguyên Sơn La, nên huyện Yên Châu giữa vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Sơn La, phát triển KHXH của huyện Yên Châu cũng sẽ đóng góp một phần vào phát triển KTXH của đất nước.

Mặt khác, so với Trung ương, khả năng chủ động về sử dụng các công cụ vĩ mô của các chính quyền địa phương là rất hạn chế và càng xuống thấp thì lại càng hạn chế hơn. Chẳng hạn, Chính phủ có thể sử dụng các công cụ như chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, điều chỉnh tỷ giá hối đoái, thay đổi thể chế và ra lệnh đối với các công ty, tập đoàn kinh tế…thì các địa phương hầu như không có các công cụ đó. Các công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế của tỉnh, huyện, xã do dó mà hẹp hơn, và ngày càng hẹp hơn đối với các huyện vẫn còn nhiều khó khăn như huyện Yên Châu, khi mà các hoạt động của huyện phần lớn phụ thuộc vào ngân sách cấp trên. Do đó, huyện Yên Châu cần phải có những công cụ quản lý vĩ mô hữu hiệu, một trong những công cụ đó là kế hoạch hóa. Vì vậy hoàn thiện công tác lập kế hoạch là một yêu cầu tất yếu góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội của người dân.

Qua những phân tích về vị trí, vai trò của hệ thống KH phát triển KTXH cấp huyện, những hạn chế trong lập KH phát triển KTXH cấp huyện nói chung, qua đó ta thấy được những hạn chế trong lập kế hoạch phát triển KTXH huyện Yên Châu – Sơn La, cụ thể:

- Chất lượng của các bản kế hoạch vẫn còn thấp. Nội dung của được thực hiện theo những khuâm mẫu nhất định.

- Các bản kế hoạch thiếu tính khả thi trong thực hiện, thiếu những thông tin dự báo, định hướng.

- Quá trình xây dựng thiếu đi tính sát thực.

- Quá trình tham vấn cho bản kế hoạch còn được đảm bảo được yêu cầu. - Hoạt động tổ chức và giám sát thực hiện yếu không đáp ứng được yêu cầu trong xây dựng và thực hiện kế hoạch.

Từ những hạn chế của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Yên Châu, ta thấy được việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch ở huyện Yên Châu là một yêu cầu tất yếu.

CHƯƠNG II

ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN YÊN CHÂU – SƠN LA 2.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Châu –Sơn La(giai đoạn 2000-2009)

2.1.1 Điều kiện tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Yên châu là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn la, nằm trên trục Quốc lộ 6, cách Hà nội 256 km theo hướng tây bắc, cách thị xã Sơn la 64 km về phía đông, là khu vực đệm giữa 2 cao nguyên Nà sản và Mộc châu, phía đông giáp huyện Mộc châu, phía tây giáp huyện Mai sơn, phía bắc giáp huyện Bắc Yên, phía nam có 47 km đường biên giới tiếp giáp với nước CHDCND Lào.

Huyện có 5 dân tộc, trong đó cơ cấu dân tộc Thái: 53,5 %; Dân tộc Kinh 20,5 %; Dân tộc H’mông12,7 %; Dân tộc Sinh mun 12,86 % và dân tộc Khơ mú 0,44 %. Mật độ dân số 68 người/km2, trong đó các xã vùng cao Biên giới mật độ 52 người/km2.

Huyện Yên Châu được chia thành 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã đó là: Chiềng Đông, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Thị Trấn Yên Châu, Chiềng Khoi, Sặp Vạt, Chiềng Hặc, Tú Nang, Mường Lựm, Lóng Phiêng, Chiềng Tương, Phiêng Khoài, Chiềng On và Yên Sơn.

2.1.1.2 Địa hình

Địa hình chia cắt và chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng lòng chảo Yên Châu và vùng cao biên giới. Vùng lòng chảo có 9/15 xã (Vùng dọc quốc lộ 6) xen giữa 2 cao nguyên Mộc châu và Nà Sản nằm ở độ cao trung bình 400 m so với mặt biển. Vùng cao biên giới có 6/15 xã ( là các xã Đặc biệt khó khăn và vùng cao Biên giới), nằm ở độ cao từ 900 – 1000 m so với mặt nước biển, các xã cách trung tâm huyện từ 30 -70 km và ô tô chỉ đến các xã được vào mùa khô.

Giữa 2 vùng khác nhau về điều kiện đất đai, địa hình, thời tiết khí hậu và trình độ dân trí khác nhau nên huyện được chia ra làm 2 vùng kinh tế, là Vùng dọc Quốc

lộ 6 và Vùng cao Biên giới.

● Khí hậu thời tiết

Huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5- 10, mùa khô hanh từ tháng 11-4 năm sau, mùa khô thường có rét đậm kéo dài nhiệt độ trung bình năm 23 0c, nhiệt độ có ngày cao nhất 40,5 0c, nhiệt độ có ngày thấp nhất 1,7 0c, biên độ chênh lệch ngày đêm khá cao. Độ ẩm trung bình 78,2 %, độ ẩm thấp nhất 38,7 %.

● Gió

Chịu ảnh hưởng của gió bắc và gió đông bắc song không nhiều, gió thổi từ tháng 10 -:- 2 năm sau. Vùng quốc lộ 6 bị ảnh hưởng của gió phơn tây nam (gió Lào) khô và nóng, gió thường thổi từ tháng 3 đến tháng 5.

● Đất đai

Gồm nhiều loại đất Ferlit phát triển trên các loại đá nên phụ thuộc nhiều vào tính chất của đá mẹ, do nguồn gốc hình thành chia ra làm 3 loại chính:

+ Đất núi

+ Đất nhiệt đới ẩm + Đất ruộng.

Tài nguyên đất là kết quả cuả quá trình phù sa suối dốc tụ, loại đất có độ dốc dưới 25 0 chiếm khoảng 20%, đất có tầng dầy 30 cm chiếm 45% trong tổng diện tích. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 84.367 ha.

Bảng1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Yên Châu-Sơn La

1 Đất đang sản xuất Nông nghiệp: 16.989,2 ha chiếm 20,13 % 2 Đất đang sản xuất Lâm nghiệp: 28.709,2 ha chiếm 34,00 % 3 Đất dân cư nông thôn: 399,62 ha chiếm 0,47 %

4 Đất đô thị: 45,45 ha chiếm 0,053 %

5 Đất chuyên dùng: 1.695,8 ha chiếm 2,0 %

6 Đất chưa sử dụng: 36.528,4 ha chiếm 43,27 %

● Tài nguyên nước

* Vùng quốc lộ 6: Có 2 hệ thống suối chính: Hệ thống suối Sặp và hệ thống

Huổi Tô Buông, Huổi Nà Ngà, Suối Phà. . . và hợp với suối Vạt ở khu Sặp Vạt. Trữ lượng nước nhiều nhưng giá trị sử dựng của suối này còn thấp, chưa được khai thác hết tiềm năng của nguồn nước, chủ yếu là phục vụ cho sinh hoạt và nuôi cá lồng. Hệ thống suối Vạt bắt nguồn từ dãy núi Khâu Cạn thuộc xã Chiềng Đông và các nhóm suối khác như: Huổi hịt, Huổi Lưu, Huổi Tủm. . . nhập vào trữ lượng nước không nhiều nhưng đây là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của vùng dân cư.

* Vùng cao biên giới: Xã Chiềng On, Yên Sơn, Phiêng Khoài có hệ thống suối

Nậm Pàn chảy theo hướng tây bắc đổ ra sông Đà (huyện Mai Sơn), suối này chỉ phục vụ một phần ít cho xã Chiềng On, Yên Sơn, Phiêng Khoài và tập trung chủ yếu cho công trình thuỷ lợi Chờ Lồng.

Nguồn nước ngầm không nhiều, chưa tận dụng và khai thác hết tiềm năng để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

● Tài nguyên rừng

Tổng diện tích khoanh nuôi bảo vệ năm 1996 là 12.949 ha đến năm 2005 tăng lên 22.689 ha. Năm 1996 trồng mới được 373 ha, năm 2005 trồng được 344 ha bằng nguồn vốn của dự án 661 và dự án GTZ. Trữ lượng lâm sản ít, chủ yếu là rừng nghèo, độ che phủ của rừng năm 2005 đạt 43%.

● Tài nguyên khoáng sản

Tiềm năng khoáng sản của huyện có, nhưng việc đầu tư thăm dò và khai thác chưa được đầu tư thoả đáng. Hiện nay có 2 mỏ than: Than bùn Mường Lựm, than Tô Pang và mỏ Ăngtimon ở xã Chiêng Tương.

Than bùn Mường Lựm có trữ lượng khoảng 1.000 vạn tấn, có thể khai thác phục vụ cho ngành công nghiệp và sản xuất phân vi sinh; mỏ than Tô Pang có trữ lượng khoảng 100.000 tấn, hiện nay đang được khai thác, song sản lượng khai thác đạt thấp; Mỏ Ăngtimon có trữ lượng khoảng 20 ngàn tấn, chưa được đầu tư khai thác.

2.1.1.4 Nguồn nhân lực

Ngoài yếu tố tự nhiên thuận lợi cho sự nghiệp phát triển KT-XH của huyện, Yên Châu còn có nguồn lao động dồi dào:

Bảng 2: Tình hình dân số huyện Yên Châu qua các năm ST T NĂM DÂN SỐ DÂN SỐ NN LAO ĐỘNG LĐ NÔNG NGHI ỆP TỈ LỆ TĂNG DÂN SỐ 1 2001 53.856 50.027 20.626 16.385 2,67 2 2002 55.040 51.325 21.034 17.536 2,2 3 2003 56.100 51.922 21.453 18.650 2,1 4 2004 56.935 52.650 21.850 19.057 1,9 5 2005 57.450 53.545 22.415 19.630 1,82 6 2006 59.460 55.825 26.757 24.495 1,5 7 2007 60.405 56.681 27.613 25.853 1,4

Công tác dân số và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân đã được quan tâm và đầu tư, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm ngày một giảm.

Với tính chất đặc thù huyện miền núi trên 90% lao động là sản xuất nông nghiệp, trình độ chuyên môn thấp.

2.1.2 Thực trạng phát triển KT-XH của huyện Yên Châu

2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế của huyện Yên Châu

● Kinh tế chung

Năm 2008, nền kinh tế của Huyện tiếp tục phát triển đúng hướng và đạt tốc độ tăng trưởng khá.

- Giá trị tăng thêm trên địa bàn : 128.177 triệu đồng, đạt 103,7% so với kế hoạch ( tăng 3,7%) tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,7.

- Bình quân thu nhập nhân khẩu năm đạt 2.870.000 đồng/ người.

- Diện tích cây lương thực cả năm 10.016 ha, so với kế hoạch đạt 99,3%, so với năm 2000 giảm 0,4%.

- Sản lượng lương thực : 35.019 tấn, so với kế hoạch đạt 93,7%, so với năm 2000 tăng 740 tấn. Trong đó : thóc : 8.418 tấn, ngô: 26.661 tấn, tăng 1.186 tấn so với năm 2006.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực đó là : giảm tỷ trọng sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản. Tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ. Điều này đã phù hợp với sự phát triển kinh tế

của Huyện Yên Châu nói riêng và cả Quốc gia nói chung theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

● Kết cấu hạ tầng

- Giao thông

* Đường tỉnh lộ:

- Đường 103 Tà Làng- Chờ Lồng với tổng chiều dài 47 Km đi qua 3 xã Lóng phiêng, Phiêng khoài và Yên sơn đây là đường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nó còn phục vụ cho AN - QP vùng Biên giới.

- Đường 104 Cò Nòi - Nà Cài dài 34 Km đi qua xã Yên Sơn, Chiềng On có 24 Km đường đất, 10 Km đường đá.

* Tuyến đường huyện.

Có 6 tuyến đường với tổng chiều dài 56 Km chủ yếu là đường đất và đường cấp phối :

- Đường Chiềng hặc - Mường lựm, 14 Km đường đất. - Đường Kim chung - Lao khô, 12 Km đường đất. - Đường Chiềng sàng - Bó phương, 8 Km đường nhựa.

- Đường Lóng phiêng - Chiềng tương, 12 Km đường cấp phối. - Đường Cò chịa - Kim sơn, 5 Km đường đá.

- Đường Trung tâm huyện - Chiềng Khoi, 5 km đường đá. * Đường liên bản

Với tổng chiều dài 102 Km 97 % số bản có đường ô tô đến được về mùa khô, đường liên bản là đường đất chủ yếu do dân tự mở.

* Các tuyến đường trên đi lại rất khó khăn, hàng năm bị xuống cấp nghiêm trọng, đường huyện, liên xã xe ô tô chỉ đến được vào mùa khô hệ thống cống rãnh chưa được đầu tư xây dựng, đường dốc gắt, cua gấp việc phát triển KT- XH gặp nhiều khó khăn.

- Điện

Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Châu đã có 100 % số xã, thị trấn đã có điện lưới Quốc giạ đến trung tâm xã với 75 % số hộ được dùng điện. Riêng các xã vùng thấp đã được kéo điện đến các bản, ngoài ra một số xã vùng cao đang được thực hiện lắp đặt điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt bằng nhiều dự án và chương trình lồng ghép.

- Công trình thủy lợi

trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng. Diện tích nước tưới chủ động hàng năm được nâng lên, năm 2002 đạt trên 65%, đến nay đạt 78%.

Về nước sinh hoạt được nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, dự án như: Chương trình 135, CT 925, chương trình Unisef. . . được nhân dân nhiệt tình ủng hộ và tham gia đóng góp xây dựng. Số hộ được dùng nước sạch năm 1996 là 24%, đến năm 2002 đạt 62%, đến năm 2008 đạt 89%.

- Thông tin liên lạc

Trong những năm vừa qua, mạng lưới thông tin liên lạc đến các trung tâm cụm xã và các tụ điểm dân cư đã được đầu tư và phát triển. Nâng công suất máy phát trạm điện tử vi ba số tại trung tâm huyện và xây dựng 4 trạm vi phát đặt tại các điểm: Mường Lựm, Chiềng Tương, Phiêng Khoài và Chiềng On. Nâng số xã có máy điện thoại từ 13/15, bình quân 0,64 máy/100 người dân năm 2007.

Đến năm 2007, huyện đã xây dựng bưu điện văn hoá xã từ 8 điểm là: Chiềng đông, Chiềng sàng, Chiềng pằn, Chiềng hặc, Tú nang, Lóng phiêng, Phiêng khoài và Yên sơn.

1.2.1.2 Dịch vụ, thương mại, dịch vụ

Tổng giá trị tăng thêm ngành dịch vụ năm 2000 là 1.528 triệu tăng lên 22.993 triệu năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 35,2%.

Các trung tâm cụm xã, trung tâm xã được đầu tư xây dựng như: TTCX Phiêng khoài, Chiềng Đông, Chiềng Hặc, Chiềng Sàng.

Mới mở tuyến du lịch sinh thái hồ Chiềng Khoi, Suối nước nóng Chiềng Đông, hang Chi Đẩy mới được phát hiện và sớm đưa vào khai thác. Tuy nhiên, chỉ mới ở mức độ tự phát, cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch chưa được đầu tư xây dựng để thu hút khách thăm quan. Năm 2002 đã xây dựng 2 khách sạn Hương Xoài và Hương Sen vào hoạt động tại Thị Trấn đáp ứng nhu cầu ngủ, nghỉ cho khách.

1.2.1.4 Hoạt động tiền tệ, tài chính, ngân hàng

- Tài chính: Do Huyện đã có biện pháp tích cực chỉ đạo tăng cường chống

thất thu nên kết quả thu ngân sách đã đạt được: Năm 2008, tổng thu ngân sách 13.154 triệu đồng, đạt 145,3% so với kế hoạch của Tỉnh giao, ( đạt 142,1% kế hoạch của Huyện đề ra ) Trong đó: Thu trên địa bàn 4.165,6 triệu đồng, đạt 135,5%

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)