Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 27 - 29)

2.1 Tình hình phát triển kinh tế-xã hội huyện Yên Châu –Sơn La(giai đoạn

2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

● Khí hậu thời tiết

Huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5- 10, mùa khô hanh từ tháng 11-4 năm sau, mùa khơ thường có rét đậm kéo dài nhiệt độ trung bình năm 23 0c, nhiệt độ có ngày cao nhất 40,5 0c, nhiệt độ có ngày thấp nhất 1,7 0c, biên độ chênh lệch ngày đêm khá cao. Độ ẩm trung bình 78,2 %, độ ẩm thấp nhất 38,7 %.

● Gió

Chịu ảnh hưởng của gió bắc và gió đơng bắc song khơng nhiều, gió thổi từ tháng 10 -:- 2 năm sau. Vùng quốc lộ 6 bị ảnh hưởng của gió phơn tây nam (gió Lào) khơ và nóng, gió thường thổi từ tháng 3 đến tháng 5.

● Đất đai

Gồm nhiều loại đất Ferlit phát triển trên các loại đá nên phụ thuộc nhiều vào tính chất của đá mẹ, do nguồn gốc hình thành chia ra làm 3 loại chính:

+ Đất núi

+ Đất nhiệt đới ẩm + Đất ruộng.

Tài nguyên đất là kết quả cuả quá trình phù sa suối dốc tụ, loại đất có độ dốc dưới 25 0 chiếm khoảng 20%, đất có tầng dầy 30 cm chiếm 45% trong tổng diện tích. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình.

Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là 84.367 ha.

Bảng1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Yên Châu-Sơn La

1 Đất đang sản xuất Nông nghiệp: 16.989,2 ha chiếm 20,13 % 2 Đất đang sản xuất Lâm nghiệp: 28.709,2 ha chiếm 34,00 % 3 Đất dân cư nông thôn: 399,62 ha chiếm 0,47 %

4 Đất đô thị: 45,45 ha chiếm 0,053 %

5 Đất chuyên dùng: 1.695,8 ha chiếm 2,0 %

6 Đất chưa sử dụng: 36.528,4 ha chiếm 43,27 %

● Tài nguyên nước

* Vùng quốc lộ 6: Có 2 hệ thống suối chính: Hệ thống suối Sặp và hệ thống

Huổi Tô Buông, Huổi Nà Ngà, Suối Phà. . . và hợp với suối Vạt ở khu Sặp Vạt. Trữ lượng nước nhiều nhưng giá trị sử dựng của suối này còn thấp, chưa được khai thác hết tiềm năng của nguồn nước, chủ yếu là phục vụ cho sinh hoạt và nuôi cá lồng. Hệ thống suối Vạt bắt nguồn từ dãy núi Khâu Cạn thuộc xã Chiềng Đơng và các nhóm suối khác như: Huổi hịt, Huổi Lưu, Huổi Tủm. . . nhập vào trữ lượng nước không nhiều nhưng đây là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của vùng dân cư.

* Vùng cao biên giới: Xã Chiềng On, n Sơn, Phiêng Khồi có hệ thống suối

Nậm Pàn chảy theo hướng tây bắc đổ ra sông Đà (huyện Mai Sơn), suối này chỉ phục vụ một phần ít cho xã Chiềng On, Yên Sơn, Phiêng Khoài và tập trung chủ yếu cho cơng trình thuỷ lợi Chờ Lồng.

Nguồn nước ngầm không nhiều, chưa tận dụng và khai thác hết tiềm năng để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

● Tài nguyên rừng

Tổng diện tích khoanh ni bảo vệ năm 1996 là 12.949 ha đến năm 2005 tăng lên 22.689 ha. Năm 1996 trồng mới được 373 ha, năm 2005 trồng được 344 ha bằng nguồn vốn của dự án 661 và dự án GTZ. Trữ lượng lâm sản ít, chủ yếu là rừng nghèo, độ che phủ của rừng năm 2005 đạt 43%.

● Tài nguyên khoáng sản

Tiềm năng khống sản của huyện có, nhưng việc đầu tư thăm dị và khai thác chưa được đầu tư thoả đáng. Hiện nay có 2 mỏ than: Than bùn Mường Lựm, than Tô Pang và mỏ Ăngtimon ở xã Chiêng Tương.

Than bùn Mường Lựm có trữ lượng khoảng 1.000 vạn tấn, có thể khai thác phục vụ cho ngành công nghiệp và sản xuất phân vi sinh; mỏ than Tơ Pang có trữ lượng khoảng 100.000 tấn, hiện nay đang được khai thác, song sản lượng khai thác đạt thấp; Mỏ Ăngtimon có trữ lượng khoảng 20 ngàn tấn, chưa được đầu tư khai thác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện yên châu, tỉnh sơn la (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)