BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QHSDD ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN BẮC QUANG (Trang 28 - 32)

3.1. Đánh giá về nước biển dâng, xâm nhập mặn.

Trong những năm gần đây biến đổi khí hậu đã thể hiện rõ ở nhiều hình thái thời tiết tác động đến trái đất và ảnh hưởng đến nhiều nơi trên thế giới. Biến đổi khí hậu tạo ra nhiều hình thái khí hậu, thời tiết gây nên những thảm họa thiên tai mà con người chỉ có thể dự báo để phịng tránh, khơng có được những giải pháp ngăn chặn thiên tai xảy ra.

Trên cơ sở những xu hướng diễn biến và các kịch bản BĐKH đã xẩy ra và dự đoán ảnh hưởng của BĐKH trong tương lai và khả năng xảy ra các hiểm họa thiên tai liên quan đến khí tượng thủy văn có liên quan tới tỉnh Hà Giang cũng như là huyện Bắc Quang nói riêng. Do nằm sâu trong nội địa với địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Độ cao trung bình là 700 – 800 so với mực nước biển. Xen kẽ giữa các dãy núi là những thung lũng, lòng chảo, đất canh tác nhỏ hẹp, có độ dốc lớn. Về khi hậu, Hà Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có tính chất lục địa, chịu ảnh hưởng của địa hình. Do đó huyện Bắc Quang ln phải chịu nhiều loại hình thiên tai như: Sạt lở đất, lũ lụt, lũ quét .... những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Bắc Quang là huyện miền núi cách xa biển nên không bị tác động trực tiếp của nước biển dâng, xâm nhập mặn. Nhưng BĐKH ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân. Trong những năm qua việc nhiệt độ tăng, thời tiết nắng nóng kéo dài phá vỡ kết cấu đất đai bề mặt và ảnh hưởng đến thảm thực vật bề mặt, ảnh hưởng đến quá trình trồng trọt và chăn ni của người dân do nắng nóng kéo dại gây hạn hán cục bộ, trồng trọt hoa màu thì thất thi, chăn ni khơng hiệu quả do phải bỏ nhiều chi phí, hiệu quả sản xuất thấp. BĐKH gây mưa lớn đột

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 26 ngột sau khi khô hạn kéo dài đã gây ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở những địa hình dốc, người dân bị mất đất sản xuất, mưa lũ đã rửa trôi lớp đất canh tác để lại lớp đất bạc màu gây khó khăn trong việc sử dụng đất.

3.2. Đánh giá về hoang mạc hóa, xói mịn, sạt lở đất

Với những đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn trên thì tác động của biến đổkhí hậu trên địa bàn huyện Bắc Quang được thể hiện những mặt sau:

* Tác động do thay đổi nhiệt độ, lượng mưa:

- Nhiệt độ: Trong những năm gần đây nhiệt độ có xu hương tăng. Nhiệt độ tăng khiến thời tiết năng nóng hơn và kéo dài hơn, mùa đơng đến muộn hơn, ít lạnh hơn nhưng lại có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và sản xuất của người dân. Nguyên nhân do thời tiết nắng nóng kéo dài dẫn đến thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Dự báo đến năm 2050 nhiệt độ trung bình năm tại Hà Giang tăng thêm 1,2 – 1,40C; mức nhiệt độ trung bình năm đến năm 2100 từ 2,2 – 3,80C.

- Lượng mưa: Những năm gần đây lượng mưa bình qn/năm trên tồn lãnh thổ Hà Giang có xu hướng tăng theo thời gian phân bố khơng đồng đều về cả không gian và thời gian lượng mưa tăng chủ yếu trong mùa mưa (mùa hè) dự báo lượng mưa tăng khoảng 3,3% vào năm 2050, mưa sẽ tập trung nhiều vào một thời điểm nhất định và diễn ra rất nhanh với lượng lớn mưa lớn, hiện tượng mưa đá, lũ quét và sạt lở đất sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn, nghiêm trọng hơn.

Mùa khô dự báo giai đoạn tới lượng mưa trong mùa khơ có xu hướng giảm từ 0,3 - 1,2% trong giai đoạn 2020 - 2030. Đến năm 2050, lượng mưa trung bình trong mùa khô giảm 0,6 - 3,2%. Cùng với hạn hán do suy giảm lượng mưa trong mùa khô, sự gia tăng số lượng ngày nắng nóng (>300C), lượng mưa rất ít, nắng nóng kéo dài, xuất hiện sớm hơn vào cuối mùa khơ khiến tình trạng hạn hán trở nên nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, diện tích canh tác đặc biệt là diện tích canh tác trên đất dốc.

* Tác động do lũ quét, lũ bùn đá

Là địa bàn miền núi có địa hình phức tạp chia cắt mạnh bởi những thung lũng, sơng, suối, khe rạch có độ dốc cao; hàng năm trong mùa mưa, bão thường xẩy ra lũ dồn, lũ lớn trến các sông suối, đặc biệt xẩy ra lũ quét tại các lưu vực nhỏ, thung lũng hẹp là loại thiên tai nguy hiểm, phức tạp, khó lường và gây thiệt hại nghiêm trọng nhất là trong mùa mưa lũ.

Trong những năm gần đây lũ quét, sạt lở xẩy ra bất ngờ, bất thường, bất kỳ; xảy ra nhanh, dữ dội, xảy ra cả vào ban đêm; khó dự báo, khó xác định và đúc kết kinh nghiệm để chủ động, chuẩn bị những điều kiện trong phịng, tránh, đối phó, chế ngự; là loại thiên tai nguy hiểm, phức tạp và gây ra thiệt hại ngiêm trọng nhất về người, tài sản, cơng trình cơ sở hạ tầng và sản xuất trên địa bàn huyện Bắc Quang. Hậu quả trận lũ quét ngày 16 tháng 8 năm 2002 tại huyện Bắc Quang và huyện Xín Mần làm 25 người chết và 17 người bị thương. Mưa lớn, sạt lở đất ngày 10 tháng 7 năm 2017 làm một người bị thương do sạt lở đất ở huyện Bắc Quang.

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 27 * Tác động đối với tài nguyên nước:

Tài nguyên nước trên địa bàn huyện Bắc Quang rất phong phú, bao gồm các lưu vực sông, suối, ao hồ tự nhiên và hồ thủy lợi với tổng diện tích mặt nước có diện tích khoảng 2.273,77 ha, chiếm 2,06% diện tích tự nhiên của huyện. Tuy nhiên, trên địa bàn có sử dụng tài nguyên nước cho phát triển thủy điện, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các cơng trình thủy điện góp phần phát triển kinh tế - xã hội, điều tiết thủy lợi song mặt trái của nó cũng tác động không nhỏ đến tài nguyên nước trên địa bàn.

Việc xây dựng đập ngăn nước làm biến đổi số lượng và chế độ dòng chảy của sông, suối ảnh hưởng không tốt đến các hệ sinh thái thủy sinh ở hạ lưu các cơng trình, bên cạnh đó một số các cơng trình thủy điện dùng đường ống áp lực, kênh dẫn dòng để dẫn nước từ hồ chứa đến nhà máy thủy điện, để tạo nguồn nước lớn, nâng cao hiệu quả phát điện, nên đoạn suối từ đập đến nhà máy khơng có nước trở thành một đoạn suối chết, cịn phía trên đập khi nước dâng làm ngập các bãi ven sông suối, là những mảnh đất màu mỡ, đã được người dân canh tác nhiều năm. Từ đó, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nguời dân.

* Tác động đối với hệ sinh thái rừng

Trong thiên nhiên, đa dạng sinh học, nhất là các hệ sinh rừng là nơi chính tích lũy trở lại khí CO2 phát ra để tạo thành chất hữu cơ. Hoạt động của con người đã và đang chặt phá rừng để làm nông nghiệp, chăn nuôi, xây dựng nhà cửa, phát triển hạ tầng. Sự tàn phá đã làm giảm bớt khả năng hấp thụ CO2 và gián tiếp làm tăng thêm khí CO2 vào khí quyển, gây nên hiệu ứng nhà kính, là tác nhân làm nhiệt độ trái đất nóng dần lên, góp phần làm cho biến đổi khí hậu tồn cầu tăng nhanh. Như vậy sự giảm sút của các tập đoàn quần thể cây xanh, độ che phủ của rừng đã thúc đẩy sự gia tăng biến đổi khí hậu tồn cầu, ngược lại sự nóng lên của trái đất cũng đã làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, tồn tại của các loài sinh vật và đa dạng sinh học.

Biến đổi khí hậu hiện nay đã khiến tình hình cháy rừng ở huyện diễn ra phức tạp trong những năm qua.

* Tác động đến kinh tế - xã hội

Biến đổi khí hậu tác động ngày càng gia tăng đến các ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng, các chỉ tiêu phát triển của các ngành nông lâm nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ sẽ có khả năng khơng đạt chỉ tiêu nếu khơng có các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, sự gia tăng về các chi phí xã hội cũng như các chi phí cho các thiệt hại do thiên tai gay ra sẽ là một gánh nặng không nhỏ đối với địa phương miền núi như huyện Bắc Quang. Để đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế, các cấp, các ngành của huyện cần thiết phải có các biện pháp để ứng phó với những thay đổi của thời tiết, đặc biệt là các hiện tượng cực đoan của thời tiết (Lũ quét, rét đậm, rét hại, hạn hán, …)

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 28 Do địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông, suối, chất lượng đường giao thông, cơ sở hạn tầng cịn thấp cơng tác vận chuyển hàng hóa, hành khách giao lưu với các vùng khác gặp nhiều khó khăn. Giao lưu kinh tế tập trung chủ yếu các tuyến đường đối ngoại như: Quốc lộ 2, quốc lộ 279 và tỉnh lộ 177, tỉnh lộ 183...Các tuyến đường đi một số xã và từ các xã đi các vùng lân cận thông suốt về mùa khô, mùa mưa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mưa lũ, sạt lở khiến hệ thống giao thơng, thủy lợi, hệ thống điện, nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng đặc biệt là các tuyến đường giao thông nông thôn. Dự báo, khả năng xay ra lũ quét, lụt lội, sạt lở đất do sự thay đổi lượng mưa và phân bố mưa trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Bắc Quang sẽ gia tăng trong những năm tới ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và hệ thông giao thông tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân trong thời gian tới.

* Tác động đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Các đặc trưng và biểu hiện của biến đổi khí hậu nêu trên, kết hợp với điều kiện cụ thể về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn trên địa bàn huyện thì ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu trên địa bàn sẽ tập trung rõ nhất vào khu vực kinh tế nơng nghiệp nơng thơn trong đó Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với khu vực này cũng khơng nằm ngồi các đối tượng chịu tác động.

Có thể phân chia khu vực chịu tác động của biến đổi khí hậu tới quy hoạch sử dụng đất theo 02 đối tượng sau:

- Đối tượng quy hoạch sử dụng đất chịu tác động mạnh: Quy hoạch các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng;

- Đối tượng quy hoạch sử dụng đất chịu tác động nhẹ: Quy hoạch các loại đất phi nơng nghiệp.

Các tác động chính đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do tác động của hai nhân tố này bao gồm:

- Thiệt hại trực tiếp đối với diện tích các nhóm đất: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất nơng nghiệp khác do bị xói mịn, rửa trơi, sạt lở, bồi lấp.

- Sự thay đổi cân bằng nước, cân bằng nhiệt và hiện tượng hạn hán kéo dài kết hợp với diện tích các nhóm đất nơng nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng chủ yếu trên đất dốc (Chiếm 75% diện tích tự nhiên của cả huyện) dẫn đến sự suy giảm năng suất canh tác nơng nghiệp đặc biệt là diện tích đất nương rẫy trồng cây hàng năm (trồng ngô, sắn).

- Đối với nhóm đất phi nơng nghiệp cũng chịu tác động trực tiếp của các biểu hiện bất thường của khí hậu như mưa lũ, lũ quét đối tượng chịu tác động mạnh nhất là giao thông, đất thủy lợi, đất năng lượng và đất ở.

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 29

Phần II

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QHSDD ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN BẮC QUANG (Trang 28 - 32)