TIỀM NĂNG ĐẤTĐAI

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QHSDD ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN BẮC QUANG (Trang 53)

4.1. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp.

4.1.1.Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nơng hố của đất và khí hậu. Kỹ thuật canh tác trên đất dốc, bố trí hợp lý cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mùa vụ tạo ra các vùng chun canh sản xuất sản phẩm hàng hố nơng sản và nguyên liệu chế biến. Ngồi ra cịn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khác như khả năng tưới tiêu, địa hình, vốn, lao động cũng như các yếu tố thị trường, khả năng quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

Q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, phát triển cơ sở hạ tầng đã tạo áp lực cho đất sản xuất nông nghiệp.

Tiềm năng đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đối với các loại hình cụ thể như sau:

- Đất trồng lúa: Với các khu vực có địa hình bằng phẳng, có khả năng tưới tiêu chủ động, tập trung chủ yếu ở vùng thấp trên địa bàn. Đất ở đây chủ yếu là đất phù sa, đất lầy và than bùn, đất đen, đất đỏ vàng, đất thung lũng là loại đất tốt, thành phần dinh dưỡng cao, địa hình bằng thoải, dễ thoát nước, lại gần nguồn nước tưới nên rất thuận lợi cho trồng lúa. Diện tích đất thích hợp cho trồng lúa trên địa bàn huyện vào khoảng 8.000 – 8.400 ha.

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 51 - Đất chuyên màu và cây hàng năm khác: diện tích này có khoảng 4.500 – 4.700 ha, phân bố trên nhóm đất phù sa có thành phần cơ giới cát pha, đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat, nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi ở độ dốc 0-80 và 8-150. Tuy nhiên cịn gặp nhiều hạn chế đó là hệ thống thuỷ lợi cịn thiếu, diện tích đất được tưới chủ động không lớn.

- Đất trồng cây lâu năm: Tổng diện tích tiềm năng vào khoảng 15.000 – 15.500 ha; trong đó tiềm năng đất trồng cây ăn quả khoảng 6.000 – 7.000 ha, phân bố trên nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi ở độ dốc 8-150 và 15-200 tầng đất dày trên 100cm, điều kiện giao thông đi lại tương đối thuận tiện và tiềm năng cho đất trồng cây chè năm khoảng 5.400 – 6.000 nghìn ha phân bố trên các loại đất đen cacbonat, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi ở độ dốc 8-150 và 15-200 tầng đất dày trên 100 cm và 70-100 cm. Tiềm năng đất trồng cây lâu năm đặc biệt là cây chè, cây ăn quả như cam, quýt,,... được tập trung chủ yếu tại các xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Hảo, Tân Kiều, Đông Thành, Đồng Tâm, Vĩnh Tuy, Vô Điếm, Tân Thành, Tân Quang, Tân Lập, Hùng An.

Nhìn chung về điều kiện thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu... thì tiềm năng đất sản xuất nơng nghiệp của huyện khá lớn, song phần diện tích đất đã được khai thác đưa vào sử dụng cho mục đích sản xuất nơng nghiệp cịn chiếm tỷ lệ chưa cao. Hiện trên địa bàn huyện cịn tương đối nhiều diện tích đất chưa sử dụng (gần 2.000 ha), trong thời gian tới cần được đầu tư để khai thác đưa vào sử dụng một phần cho sản xuất nông nghiệp (trồng cây hàng năm, cây công nghiệp lâu năm).

4.1.2. Lâm Nghiệp

Ngồi diện tích rừng hiện có, tiềm năng đất đai để phát triển lâm nghiệp chủ yếu được khai thác, mở rộng trên diện tích đất đồi núi chưa sử dụng. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phủ xanh diện tích này, trồng rừng để cải thiện mơi trường sinh thái, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy, tạo công ăn việc làm cho nhân dân, đặc biệt là số lao động ở nông thơn miền núi.

Tổng diện tích tiềm năng cho phát triển lâm nghiệp của huyện trên 70.000 – 75.000 ha, phân bố đều trên địa bàn các xã, thị trấn.

Những vùng đồi núi thấp tổ chức trồng rừng sản xuất, vùng cao trồng rừng phịng hộ, bảo vệ diện tích rừng đặc dụng cho mục đích du lịch sinh thái, bảo vệ nguồn gen. Chú ý phát triển vành đai xanh quanh các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị mới nhằm bảo vệ và cải thiện mơi trường.

4.2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp.

4.2.1. Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn.

- Công nghiệp, cụm công nghiệp và chế biến nông - lâm sản:

Quỹ đất đai có khả năng sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm tới trên 90% diện tích tự nhiên tồn huyện và phân bố trên khắp lãnh thổ. Do đó có thể phát

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 52 triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở nhiều nơi. Địa bàn phát triển công nghiệp chế biến thuận lợi nhất là ở các xã Thượng Bình, Tiên Kiều, Vĩnh Hảo, Việt Vinh, Tân Thành và thị trấn Việt Quang, Vĩnh Tuy. Đã thực hiện đẩy mạnh thu hút đầu tư, lấp đầy Cụm công nghiệp Nam Quang và các điểm công nghiệp Tổ dân phố số 7 (thị trấn Việt Quang); thành lập mới cụm công nghiệp Tân Thành. Các nhà máy, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chế biến nông lâm sản, các làng nghề truyền thống được duy trì và phát triển. (57 cơ sở sản xuất ván bóc, 2 cơng ty chế biến tinh bột sắn, 2 công ty chế biến giấy và bột giấy, 102 cơ sở chế biến chè. Có 7 làng nghề truyền thống đó là:Làng nghề chế biến chè Tân Long, Tân Lập, Tân Thành thị trấn Vĩnh Tuy; Làng nghề chế biến chè Tân An xã Hùng An; Làng nghề truyền thống sản xuất Giấy bản dân tộc Dao thôn Thanh Sơn thị trấn Việt Quang; Làng nghề đan lát thôn Khiềm xã Quang Minh; Làng nghề nấu rượu ngô xã Tiên Kiều). Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản các địa bàn trên có những thuận lợi nổi bật sau:

+ Là địa bàn phân bố chủ yếu đất sản xuất nơng nghiệp và rừng sản xuất có thể cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến giấy, bột giấy, gỗ, ván dăm chè, hoa quả, chè thức ăn gia súc...

+ Giao thông đường bộ, mạng lưới điện, nước phát triển thuận lợi. + Mật độ dân cư cao, nhiều lao động.

+ Đã có nhiều cơ sở cơng nghiệp phát triển quy mô lớn và ổn định như nhà máy chế biến chè, ...

+ Điều kiện đất đai để xây dựng dễ bố trí vì có nhiều đồi, núi thấp. - Cơng nghiệp khai thác khống sản:

Bắc quang có rất nhiều mỏ khống sản kim loại và phi kim loại. Những địa bàn có điều kiện phát triển nhất là khu vực Việt Vinh, Tân Quang (Bắc Quang); Hiện nay, Có 04 doanh nghiệp khai thác, chế biến mangan; 03 doanh nghiệp khai thác chế biến quặng vàng; 01 doanh nghiệp khai thác chế biến chì kẽm; 05 doanh nghiệp khai thác đá vôi; 01 doanh nghiệp sản xuất chì thỏi, chì kim loại đang trong quá trình đầu tư xây dựng. Những điều kiện thuận lợi cơ bản của các khu vực này là:

+ Thuận tiện về giao thông.

+ Không quá xa các trung tâm kinh tế xã hội và nguồn lao động. + Các điểm mỏ phân bố gần nhau, có thể phối hợp đầu tư, khai thác.

Mặt hạn chế cơ bản về cơng nghiệp khai khống là do hầu hết các mỏ có trữ lượng khơng lớn và phân tán, phải bố trí khai thác quy mơ nhỏ. Vì vậy cần tập trung sản phẩm khai thác được về nơi tuyển chọn, tinh chế mới có hiệu quả kinh tế cao.

- Công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng: Lĩnh vực này bao gồm sản xuất xi măng, gạch, đá, cát sỏi... Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp này dồi dào và phân bố rộng. Do tính chất tiêu thụ sản phẩm nên các cơ sở công

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 53 nghiệp này phát triển mạnh hơn ở địa bàn gần các trung tâm kinh tế như thành phố Hà Giang và ở các trung tâm huyện. Riêng khai thác cát sỏi quy mô lớn thuận lợi nhất là dọc sông Lô đoạn từ thành phố Hà Giang xuống huyện Bắc Quang.

- Công nghiệp năng lượng: Đến nay trên địa bàn huyện đã phê duyệt nhiều dự án thủy điện. Hiện nay Đưa vào hoạt động nhà máy thủy điện Sông Lô 4 với công suất 24MW; Sông Lô 6 với công suất 60MW, Sông Lô 5 công suất 29,9 MW, Sông Con 3 (Tiên Kiều) 15MW; Thiên Hồ (Tân Thành) 10MW; Tân Lập 6,6 MW, Tân Lập 2 là 4,4MW.

4.2.2. Tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn

* Xây dựng phát triển đô thị

Trên địa bàn Bắc Quang hiện đang tập hồn thiện tiêu chí đơ thị loại IV thị trấn Việt Quang, đô thị loại V thị trấn Vĩnh Tuy, xã Tân Quang. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể trung tâm huyện; tăng cường quản lý đô thị bằng việc ban hành Đề án nâng cao chất lượng công tác quản lý đô thị, thị trấn Việt Quang; Quy chế quản lý các đô thị Việt Quang, Vĩnh Tuy; Quy chế quản lý trung tâm các xã: Tân Quang, Kim Ngọc. Tạo quỹ đất ở đô thị tăng thêm để phát triển khu dân cư tập trung trong q trình đơ thị hóa. Xây dựng và phát triển trung tâm các xã theo hướng đơ thị được quan tâm đầu tư, tiêu chí đơ thị loại IV đối với thị trấn Việt Quang đạt 87,5 điểm, tăng 7,8 điểm; đô thị loại V thị trấn Vĩnh Tuy đạt 82,5 điểm, tăng 5,9 điểm; xã Tân Quang, đạt 78,8 điểm, tăng 7,22 điểm. Quỹ đất ở đô thị tăng thêm đạt 381/379 ha, đạt 107% góp phần mở rộng các khu dân cư. Quản lý đô thị theo quy chế của thị trấn Việt Quang, Vĩnh Tuy, các xã Tân Quang, Kim Ngọc được thực hiện tốt Hệ thống đường giao thông khu vực trung tâm, các tuyến đường trục chính được rải nhựa hoặc bê tơng; hệ thống điện chiếu sáng được đầu tư xây dựng, tỷ lệ hộ phi nông nghiệp 14,95%.

Tiềm năng đất đai để phát triển mở rộng, xây mới các đô thị của huyện cịn rất lớn. Hình thành mới hệ thống đơ thị trên địa bàn huyện được xác định dựa trên các tiêu chí cơ bản như:

- Vị trí phân bố khơng gian.

- Các yếu tố điều kiện tự nhiên, bao gồm: Độ dốc, địa hình, địa chất, thuỷ văn và thuỷ văn địa chất.

- Điều kiện cơ sở hạ tầng và phương thức sử dụng đất đai hiện tại.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quỹ đất, tiềm lực, thế mạnh của từng đô thị, đối chiếu so sánh với các tiêu chí về mức độ thuận lợi, không thuận lợi cho thấy tiềm năng đất đai thích hợp để xây dựng, mở rộng và phát triển hệ thống đô thị của huyện như sau:

- Thị trấn Việt Quang: Là đơ thị giữ vai trị trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội - khoa học kỹ thuật và dịch vụ du lịch của huyện; có di tích lịch

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 54 sử cách mạng của quốc gia và có vị trí quốc phịng - an ninh quan trọng, hiện là đô thị loại IV.

- Hệ thống trung tâm cụm xã, trung tâm xã là những hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và duy trì các mối quan hệ tương hỗ với các đơ thị lớn, vừa, trong và ngồi huyện, tạo điều kiện thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp nơng thơn, xây dựng nơng thơn mới.

* Khu dân cư nông thôn

Hiện nay Bắc Quang có 21 xã, phần lớn các làng bản có vị trí khơng thuận lợi cho q trình tổ chức sản xuất theo quy mơ cơng nghiệp hố nơng thơn, trừ một số xã, làng bản chịm xóm bám theo các trục đường giao thơng chính. Diện tích các khu vực thổ cư còn khá rộng, nếu được quy hoạch lại các khu dân cư với chính sách phù hợp thì khả năng tự điều chỉnh đất đai cịn lớn, xây dựng các trang trại với quy mô vừa và lớn tạo điều kiện tốt nhất trong khai thác tiềm năng đất đồi núi. Chắc chắn việc sử dụng vùng đất đồi núi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

4.2.3. Tiềm năng đất đai cho phát triển dịch vụ - du lịch

4.2.3.1. Dịch vụ

Xét về mặt địa bàn phát triển thương mại, Bắc Quang có 2 loại địa bàn thị trường là địa bàn thị trường ở các thị trấn và thị trường trung tâm cụm xã. Trên các địa bàn thị trường này đã hình thành 2 tuyến hành lang kinh tế quan trọng, đó là tuyến hành lang chạy dọc quốc lộ 2 và thị trấn huyện lỵ Bắc Quang (tương lai sẽ phát triển thành thị xã), sẽ hình thành và phát triển trung tâm vùng

Phát triển hai tuyến hành lang kinh tế này có ý nghĩa chiến lược quan trọng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - thương mại huyện phát triển. Tuyến hành lang kinh tế dọc quốc lộ 2 tập trung chủ yếu cho phát triển công nghiệp - thương mại - dịch vụ. Ngồi ra cịn duy trì hoạt động hệ thống chợ, quy hoạch, mở rộng 11 chợ; hàng năm tổ chức các hội chợ thương mại, hội chợ quảng bá tiêu thụ cam sành và các sản phẩm nông lâm sản của huyện; công tác quản lý thị trường được thực hiện tốt

4.2.3.2. Du lịch

Bắc Quang là một quần thể núi non hùng vĩ, cảnh quan thiên nhiên đẹp, địa hình hiểm trở với các dạng địa hình đan xen nhau khá phong phú. Tập trung thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đầu tư phát triển hạ tầng và dịch vụ du lịch.

Huyện có tiềm năng để phát triển đa dạng các loại hình: Tham quan thắng cảnh, các chiến tích lịch sử, các địa danh nổi tiếng và lễ hội như:

+ Khu di tích lịch sử cách mạng tiểu khu Trọng con, xã Bằng Hành; Di tích văn hóa Đền Trần Hưng Đạo xã Tân Quang, Di tích văn hóa Đền Chúa Bà (thị trấn Vĩnh Tuy); Di tích Văn hóa Bia đá và di tích danh thắng hang Tứ Cung xã Vĩnh Phúc; năm 2017-2018-2019-2020 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận 4 danh thắng cấp Quốc gia: Thác Nặm Tạu; Quần thể hang động; Hang

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 55 Khau Đôn và Nặm Tan (xã Đức Xuân); Quần thể và Thác Thí (thị trấn Việt Quang). Bộ VHTTDL công nhận 2 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đó là: Kỹ thuật làm giấy bản dân tộc Dao, thị trấn Việt Quang và Lễ hội Cầu trăng, xã Vô Điếm. Triển khai lập nhiệm vụ Quy hoạch khu du lịch Thiên Sơn (thị trấn Việt Quang); xây dựng làng văn hóa du lịch cộng đồng thơn Khiềm (xã Quang Minh); tiếp tục xây dựng du lịch sinh thái cộng đồng thôn Nậm An (xã Tân Thành); Đề án xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với phát triển dược liệu thôn Tân Sơn (thị trấn Việt Quang).

+ Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày; Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Dao và dân tộc Pà Thẻn; Lễ hội Cầu trăng của người Ngạn, lễ hội cúng thổ công và cúng cơm mới của người La Chí. Lễ cấp sắc của dân tộc Dao; Lễ hội Gầu Tào của người Mông.

Nghiên cứu bảo tồn môi sinh hoang dã, nghiên cứu và hoạt động trong mơi trường văn hóa các dân tộc, du lịch lịng hồ, săn bắn thể thao, nghỉ dưỡng và chữa bệnh suối nước khoáng… Hướng phát triển theo các tuyến tham quan, du lịch trong nội tỉnh và liên tỉnh có khả năng phát triển mạnh.

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 56

Phần III

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

1.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các bộ giống tốt có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu để sản xuất hàng hóa, bền vững; chuyển đổi cơ cấu cây trồng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển kinh tế vườn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QHSDD ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN BẮC QUANG (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)