TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤTĐAI

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QHSDD ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN BẮC QUANG (Trang 32 - 35)

1.1. Tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. có liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo Luật đất đai 2013. Tăng cường quản lý việc khai thác khoáng sản, sử dụng tài nguyên.

Hồn thành cơng tác kiểm kê, thống kê hàng năm.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường được quan tâm, chỉ đạo kịp thời; đầu tư xây dựng các bãi rác thải tại 5 xã (xã Tân Quang, Việt Vinh, Đồng Yên, Kim Ngọc, thị trấn Vĩnh Tuy).

Công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên từng bước được triển khai thực hiện hiệu quả. Tổ chức đo đạc bản đồ địa chính được 15 xã gồm: thị trấn Việt Quang, xã Đồng Yên, xã Vĩnh Phúc, xã Vô Điếm; xã Kim Ngọc; xã Tiên Kiều; xã Tân Quang; xã Đông Thành; xã Tân Lập; xã Đức Xuân; xã Liên Hiệp; xã Bằng Hành; xã Đồng Tiến; xã Thượng Bình; thị trấn Vĩnh Tuy,

Đăng ký đất đai, lập hồ sơ, bản đồ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được chú trọng đã thực hiện Cấp được 6.332 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó cấp mới 1.258 giấy, bằng 447,25 ha; cấp đổi 619 giấy, bằng 91,3 ha. Cấp quyền sử dụng đất cho 413 hộ/438hộ còn tồn đọng từ năm 1998 – 2002.

Tập trung khắc phục tồn tại, vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án, giải quyết đơn thư khiếu nại liên quan đến đất đai. Bồi thường, giải phóng mặt bằng 80 dự án, với số kinh phí phê duyệt trên 298 tỷ đồng (trong đó nhân dân hiến tặng giá trị quyền sử dụng đất, hoa màu 3,8 tỷ đồng).

Chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường đã đạt được như: Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98,7 %, trong đó khu vực đơ thị là 4.511 hộ đạt 100%, khu vực nông thôn là 22.364 hộ đạt 99%.

1.2. Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân.

1.2.1. Những mặt được

- Thời kỳ 2011-2020, huyện đã lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch cấp huyện. Từ năm 2014 đến nay đã triển khai lập kế hoạch sử dụng đất năm cấp huyện theo Luật đấtđai 2013 và đã được tỉnh thẩm định và phê duyệt.

- Các quy hoạch vùng, quy hoạch chung xây dựng các đô thị, phân khu, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới và một số quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt là công cụ trong quản lý, sử dụng đất đai một cách hiệu quả, tiết kiệm.

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 30 - Các tổ chức được giao đất (theo luật Đất đai năm 2003 và năm 2013) đã triển khai xây dựng và đi vào hoạt động, đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng tiến độ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Đã thực hiện lập hồ sơ địa chính quản lý đất đai, thực hiện thống kê và kiểm kê đất đai theo đúng quy định. Trong đó, từ đợt kiểm kê đất đai năm 2014 đã áp dụng phương pháp mới do bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn đảm bảo tính chính xác cao hơn.

- Cơng tác quản lý tài chính về đất đai ln được quan tâm, theo dõi và chỉ đạo kịp thời tạo nguồn thu ngân sách đồng thời cũng là công cụ quản lý đất đai.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai đã được quan tâm chỉ đạo và thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất. Qua đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất, giảm sự vụ, tính chất và mức độ vi phạm.

- UBND huyện và các xã, thị trấn đã thực hiện quy trình tiếp cơng dân, trong đó có nội dung về giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất đai với phương châm giải quyết đơn thư đúng chức năng thẩm quyền, khắc phục việc để đơn thư tồn đọng kéo dài và vận động, giải thích, hướng dẫn nhân dân hiểu pháp luật, sống và làm theo pháp luật. Qua đó đã xử lý nghiêm khắc, kịp thời, dứt điểm những trường hợp vi phạm pháp Luật đất đai (như sử dụng đất khơng đúng mục đích, lấn chiếm đất), giải quyết tranh chấp đất đai góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn.

- Việc chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân và tổ chức phù hợp với quy hoạch, kế hoạch được tiến hành thường xuyên, theo đúng quy trình; tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền lợi của mình và tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước.

1.2.2. Những tồn tại

- Việc cấp đất giãn dân (theo luật Đất đai năm 2003), giao đất dịch vụ... cịn cần nhiều thủ tục và có những bất cập nên tiến độ chậm, không đảm bảo yêu cầu đặt ra

- Đo đạc, lập bản đồ địa chính đã được quan tâm đầu tư nhưng một số địa phương chưa có được bản đồ địa chính đo vẽ chính thức, gây khó khăn, hạn chế trong quản lý đất đai.

- Việc lập hồ sơ địa chính được triển khai thực hiện ở các xã, phường, thị trấn, đều có sổ theo dõi biến động đất đai nhưng việc cập nhật thông tin biến động, chỉnh lý biến động trên bản đồ, hồ sơ địa chính chưa đều đặn.

- Thống kê và kiểm kê đất đai thực hiện theo đúng quy định của ngành tài nguyên và môi trường, nhưng do thay đổi phương pháp kiểm kê, thay đổi chỉ tiêu thống kê đất đai và do hồ sơ quản lý đất đai còn chưa đồng bộ (thiếu bản đồ địa chính ở nhiều địa phương) nên có biến động lớn về diện tích các loại đất và tổng diện tích tự nhiên giữa 3 kỳ kiểm kê (năm 2010; năm 2014 và năm 2019).

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 31 - Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phố chậm so với quy định về thời gian của kỳ quy hoạch, kế hoạch.

- Quy hoạch phân khu và quy hoạch xây dựng (tỷ lệ 1/2000) lập trên phần mềm kỹ thuật Autocad, trong khi bản đồ địa chính ngành tài nguyên và môi trường được sử dụng thống nhất trên phần mềm Microsoft; việc chuyển đổi có nhiều nội dung khơng tương thích về ký hiệu, loại đất... dẫn đến nhiều khó khăn trong việc truy vấn sử dụng ở cấp cơ sở.

- Cơng tác thu hồi đất phục vụ các cơng trình dự án mặc dù được chú trọng nhưng việc thực thi đối với một số cơng trình cịn chậm, một số chủ đầu tư chưa quyết liệt trong cơng tác giải phóng mặt bằng.

- Tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm đất đai còn nhiều, chủ yếu là tranh chấp lấn chiếm ranh giới, đất đai trong nội bộ nhân dân và khiếu nại khi thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng.

1.2.3. Nguyên nhân

- Chủ trương lập Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 từ năm 2009, nhưng vì nhiều lý do khách quan phải tạm dừng lại; ngày 23/02/2012 Chính phủ mới có văn bản số 23/CP-KTN phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia để các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện. Do đó ảnh hưởng đến việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

- Năm 2013, Luật Đất đai được ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014 nên nhiều cơ chế, chính sách về đất đai thay đổi, có sự chuyển tiếp nên có ảnh hưởng nhất định đến cơng tác quản lý đất đai.

- Công tác định giá đất cho các dự án, việc bồi thường cịn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, người bị thu hồi đất thường yêu cầu bồi thường theo giá thị trường, trong khi hiện nay nhà nước chưa quản lý được giá chuyển nhượng giao dịch thực tế.

- Cơ chế vận hành, quản lý Nhà nước về giá đất và thị trường bất động sản hiện cịn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung, cầu trên thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

- Một số quy định về đầu tư, xây dựng, đất đai cịn có sự chồng chéo, chuyển tiếp qua nhiều luật, nghị định, nên công tác chuẩn bị đầu tư thường kéo dài hơn dự kiến, dẫn đến một số dự án chậm hoàn thiện được các thủ tục pháp lý thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

1.3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. nước về đất đai.

- Việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo sát giá thị trường; các dự án đầu tư có sử dụng đất được thẩm định nhu cầu sử dụng đất chặt chẽ theo quy định của pháp luật nên có tác động tích cực đến cơng tác quản lý đất đai, khuyến khích chủ đầu tư sử dụng đất tiết kiệm.

- Đối với các dự án chủ đầu tư khơng có khả năng nguồn vốn để thực hiện đúng tiến độ, các dự án đã được chuyển nhượng để đầu tư xây dựng mục đích

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 32 khác không theo quy hoạch, các dự án sử dụng đất khơng đúng mục đích cần có biện pháp quản lý chặt chẽ, có thể thu hồi.

- Cần tiếp tục củng cố các chế tài pháp lý nhằm quản lý hiệu quả và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.

- Thực hiện công tác tiếp dân định kỳ, lắng nghe ý kiến công dân, tiến hành thanh tra định kỳ và đột xuất để kịp thời xử lý các vi phạm về công tác quản lý và sử dụng đất; Qua đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với người sử dụng đất, giảm sự vụ, mức độ, tính chất vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực đất đai.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QHSDD ĐẾN NĂM 2030 HUYỆN BẮC QUANG (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)