I. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT
1.3. Ðịnh hướng sử dụng đất theo khu chức năng
Trong thời kỳ quy hoạch sử dụng đất đến 2030 huyện Bắc Quang định hướng phát triển các vùng kinh tế phù hợp Quy hoạch với quy hoạch tích hợp tỉnh Hà Giang; Quy hoạch chuyên ngành giao thông, công nghiệp, năng lượng, xây dựng đến năm 2030 của tỉnh và phù hợp đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh (Đồ án Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Hà Giang đến năm 2020), đã được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt tại Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 06/4/2007, đây là cơ sở pháp lý cho việc phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn của tỉnh Hà Giang.
Huyện Bắc Quang được xác định trong vùng có địa hình thấp, là động lực phát triển kinh tế phía Nam. Với phương hướng phát triển định hướng đến năm 2030 kinh tế nông nghiệp vẫn là thế mạnh của huyện, cụ thể:
+ Đẩy mạnh trồng các loại cây làm nguyên liệu cung cấp cho ngành sản xuất giấy
+ Tập trung phát triển chè Shan, cậy lạc, đậu tuơng theo huớng phát triển hàng hoá. Phát triển rừng nguyên liệu giấy gắn với công nghiệp sơ chế sản phẩm, chăn nuôi đại gia súc. Phát triển thuỷ điện và phát triển du lịch.
+ Cơng nghiệp khai thác, chế biến khống sản.
Từ các định hướng trên có thể xác định được vùng phát triển huyện Bắc Quang như sau:
1.3.1. Vùng phát triển kinh tế nông nghiệp (được chia làm 2 vùng):
a) Vùng phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp dịch vụ thương mại:
Gồm các khu vực như thị xã Việt Quang, thị trấn Vĩnh Tuy, thị trấn Hùng An, thị trấn Tân Quang và các khu đô thị thuộc xã Đồng Yên, Vĩnh Phúc, Quang Minh, Kim Ngọc, Tân Lập, Vô Điếm. Các khu vực này phát triển vùng nơng nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợp với công nghiệp và phát triển dịch vụ, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhon, gắn liền với điều kiện cảnh quan thiên nhiên khu vực. Tân dụng ưu thế về các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc Lộ 2, hệ thống các đường tỉnh, đường huyện. Đối với các xã như Tân Lập, Vơ Điếm có phần lớn diện tích là đất nơng nghiệp tiến tới phát triển hình thức nơng nghiệp sinh thái, áp dụng công nghệ cao, tạo ra các vùng nông nghiệp sạch kết hợp với các hình thức du lịch sinh thái (hoạt động trại hè, du lịch trải nghiệm…).
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 59
b) Tiểu vùng phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp nguyên liệu kết hợp chăn nuôi trồng trọt, kinh tế tổng hợp:
Gồm các xã Tân Thành, Tân lập, Đồng Tâm, Việt Vinh, Việt Hồng, Tiên Kiều, Vĩnh Hảo, Đông Thành, Hùng An, Quang Minh, Vô Điếm, Bằng Hành, Liên Hiệp, Hữu Sản, Đức Xuân, Đồng Tiến, Thượng Bình. Tận dụng điều kiện tự nhiên về địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với các loại cây đặc sản như chè, cam, bưởi…
- Tiểu vùng 1: sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap, tiêu chuẩn hữu cơ; tập trung tại các xã Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Đông Thành, Vĩnh Hảo, Tiên Kiều, Việt Hồng, Tân Thành, Đồng Tâm.
- Tiểu vùng 2: sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap; tập trung tại các xã Vĩnh Tuy, Vĩnh Hảo, Tiên Kiều, Hùng An, Tân Lập, Quang Minh, Việt Hồng, Liên Hiệp, Vô Điếm, Đức Xuân.
- Tiểu vùng 3: sản xuất lạc giống, lạc hàng hoá; tập trung tại các xã Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Đồng Tâm, Liên Hiệp, Bằng Hành
- Tiểu vùng 4: sản xuất cây dược liệu; tập trung tại các xã Vĩnh Hảo, Việt Vinh, Việt Hồng, Thượng Bình, Tân Quang, Tân Lập, Liên Hiệp, Kim Ngọc, Hữu Sản, Đồng Yên, Thị trấn Việt Quang.
- Tiểu vùng 5: cây nguyên liệu gỗ; tại các xã khu vực Đông Sông Lô và phần đất đồi dốc trên 15 độ của các xã còn lại trên địa bàn huyện
- Tiểu vùng 6: chăn nuôi trâu, lợn:
+ Đàn trâu tại các xã: Tân Lập, Việt Vinh, Quang Minh và các xã khu vực Đông Sông Lô.
+ Đàn lợn thịt tại 9 xã: Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Hùng An, Quang Minh, Việt Quang, Việt Vinh, Đồng Tâm, Liên Hiệp, Bằng Hành.
1.3.2. Phát triển đồ thị
- Phát triển đô thị: Tuân thủ theo đinh hướng của quy hoạch vùng tỉnh Hà Giang và quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Hà Giang. Định hướng các khu vực phát triển đô thị trên địa bàn huyện Bắc Quang đến năm 2030 gồm các đô thị: Thị trấn Việt Quang đô thị loại IV, thị trấn Vĩnh Tuy đô thị loại V, thị trấn Hùng An đô thị loại V, thị trấn Tân Quang đô thị loại V, thị trấn Kim Ngọc đô thị loại V, thị trấn Quang Minh đô thị loại V. Định hướng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nhằm phát triển các khu vực đô thị dọc theo Quốc lộ 2 tạo động lực phát triển cho toàn Huyện.
Xây dựng thị trấn Việt Quang thành thị xã Việt Quang lên đô thị loại III sau năm 2030 là trung tâm kinh tế phía Nam của tỉnh Hà Giang. Thị xã Việt Quang bao gồm địa giới hành chính thị trấn Việt Quang và diện tích 1 phần của 03 xã Viêt Vinh, Quang Minh, Hùng An. Trong giai đoạn điều chỉnh quy hoạch xây
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 60 dựng xã Tân Quang thành đô thị loại V là trung tâm kinh tế chính trị văn hố của huyện Bắc Quang. Đồng thời tiếp tục chỉnh trang phát triển đô thị thị trấn Vĩnh Tuy thành trung tâm kinh tế, văn hố năm phía nam của huyện Bắc Quang.
1.3.3. Khu vực công nghiệp, cụm công nghiệp:
Định hướng phát triển mở rộng cụm công nghiệp Nam Quang tại thị trấn Vĩnh Tuy. Dự kiến phát triển thêm cụm công nghiệp Ngô Khê tại xã Việt Vinh (50 ha); cụm công nghiệp Km 39 thôn Ngần Hạ (17,06 ha) xã Tân Thành.
1.3.4. Khu thương mại dịch vụ:
Ưu tiên quỹ đất tại các vị trí đẹp, trung tâm để phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ; thị trường hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân. Những năm tới cần tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng dịch vụ và thương mại khuyến khích phát triển, mở rộng mặt bằng chợ trung tâm xã theo hướng xã hội hố; Các cơng trình dịch vụ được bố trí dọc quốc lộ 2, quốc lộ 279 và tỉnh lộ 183.
Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về thương hiệu sản phẩm, việc tổ chức thành công các Hội thi Cam trong những năm gần đây đã góp phần tích cực trong việc xây dựng, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm cam và chè của địa phương.
Tận dụng khai thác triệt để phần diện tích có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản. Đẩy mạnh phong trào chăn nuôi thuỷ sản ở quy mô hộ gia đình, khai thác quỹ đất hoang hố, diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả; phát triển chăn nuôi cá lồng bè tại các hồ chứa của các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện lớn.
1.3.5. Khu du lịch:
Hoàn thành quy hoạch và từng bước triển khai đầu tư các khu du lịch tâm linh thôn Tân Sơn, Khu du lịch Thách Thí, thị trấn Việt Quang; du lịch sinh thái Hồ Quang Minh; du lịch sinh thái cộng đồng thôn Nậm An, xã Tân Thành. Bảo tồn, tôn tạo các di tích và danh lam thắng cảnh đã được cơng nhận như: Di tích cách mạng tiểu khu Trọng Con (xã Bằng Hành); Đền Trần Hưng Đạo (xã Tân Quang); Di tích đền Chúa Bà (Thị trấn Vĩnh Tuy); Di tích bia Đá (thơn Vĩnh Chúa, Vĩnh Phúc); Di tích danh thắng hang Tứ Cung (thơn Vĩnh Gia, xã Vĩnh Phúc). Phối hợp với Bảo tàng tỉnh lập hồ sơ để công nhận: Danh lam thắng cảnh thác Nặm Tạu (xã Đức Xn); Di tích lịch sử đền Ngịi Cị (Thị trấn Vĩnh Tuy). Đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến du lịch; liên doanh, liên kết phát triển các tua, tuyến, điểm, khu du lịch; sản xuất các vật phẩm lưu niệm đặc trưng của địa phương.
1.3.6. Khu vực rừng phòng hộ.
Rừng phịng hộ tập trung bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng của các chương trình dự án những năm trước đây, đồng thời quy hoạch những diện tích rừng tái sinh, diện tích đất trống đồi núi trọc để đưa vào kế hoạch xây dựng trong các năm tới đây. Quy hoạch trồng tập trung ở các xã dọc sông Lô, trồng dọc các
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp 61 sơng suối lớn có thủy điện. Bên cạnh đó tận dụng trồng vào diện tích đất trống, đồi trọc, đất bạc màu ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Nhiệm vụ chủ yếu của loại rừng này là làm giảm lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy trên mặt đất tạo điều kiện cho nước thấm vào đất được nhiều, đất khơng bị sói mịn, rửa trơi.
1.3.7. Khu vực rừng sản xuất:
Đây là diện tích rừng lớn nhất của huyện đảm bảo nguồn thu nhập chính cho người dân. Diện tích khu vực rừng này tập ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Đối với khu vực này cần thực hiện tốt các công tác trồng, chăm, khai thác và bảo vệ rừng đặc biệt là việc khai thác rừng bừa bãi, không theo kế hoạch, khai thác triệt để. Tuy nhiên để đáp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng cần bố trí một diện tích rừng thích hợp để chuyển đổi sang các mục đích phi nơng nghiệp.
1.3.8. Khu dân cư nơng thơn:
Trong những năm tới định hướng chung sử dụng đất cho khu dân cư nông thôn là xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm đạt các tiêu chí nơng thơn mới. Chú trọng quy hoạch xây dựng các điểm dân cư tập trung tại các trung tâm xã, trung tâm cụm bản làm cơ sở phát triển nơng thơn.
Bố trí, sắp xếp dân cư nhằm ổn định sản xuất, đời sống của các hộ, nhóm hộ ở vùng thiên tai, vùng xung yếu và rất sung yếu nhất là dọc các sơng suối, nơi có nguy cơ sạt lở; khu vực đầu nguồn nước sinh hoạt; vành đai và diện tích của rừng phịng hộ các xã lịng hồ Sơng Lơ.
Sắp xếp, ổn định dân cư các hộ tái định cư thuỷ điện sông lơ 4, sơng lơ 5, sơng lơ 6: Bố trí, sắp xếp điều chỉnh lại dân cư thuộc đối tượng tái định cư thuỷ điện sông lô thuộc địa bàn quy hoạch những nơi cần thiết như: Vùng điều kiện sống khó khăn về đất ở, thiếu nước sinh hoạt, thiếu đất sản xuất, có nguy cơ sạt lở, lũ ống lũ quét…nhằm ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân, bảo đảm ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân bền vững.