Hình dạng hạt đậu tương và phân bón

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 65 - 67)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

3.3. Hình dạng hạt đậu tương và phân bón

- Khối lượng của các hạt đậu tương được xác định bằng cách cân trên các cân phân tích. Ở đây tơi sử dụng cân phân tích PA214 (MS205DU) tại phịng thí nghiệm của khoa Nơng học, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, cân có thể cân được các vật liệu có khối lượng 0,0001 ÷ 210 gam. Cách cân đối với đậu tương là cân từng hạt (lấy ngẫu nhiên 200 hạt).

- Khối lượng thể tích của đậu tương và phân bón được xác định bằng cách đổ đầy ống nghiệm ở các thể tích khác nhau, thay đổi từ 100 đến 1000 ml với gia số 100 ml. Ống nghiệm là một ống đong chia độ, cao 350 mm, đường kính trong là 62 mm (tổng thể tích của ống là 1000 ml). Các hạt được chọn ngẫu nhiên và được sử dụng để lấp đầy bình. Sau đó, hạt trong bình được cân bằng cân điện tử Mettler Toledo MS1602S, với độ phân giải 0,01 g và dung lượng tối đa 1620 g. Các lần thay thế được lặp lại ba lần theo thứ tự để có được 10x3 lần. Khối lượng thể tích ρvl (kg/m3) của hạt đậu tương và phân bón được xác định theo công thức:

46 trong đó:

mvl là khối lượng của hạt chiếm chỗ trong cốc thí nghiệm, kg; Vvl là thể tích chiếm chỗ trong cốc thí nghiệm, m3.

3.2.5.2. Phương pháp xác định góc ma sát

Để hạt đậu tương và phân bón có thể di chuyển trên các bề mặt của chi tiết máy dưới tác dụng của các lực như trọng lực, lực ly tâm, lực chèn ép giữa các khối hạt,... thì cần phải xác định góc ma sát giữa đậu tượng, phân bón với các vật liệu chế tạo chi tiết máy, đây chính là một trong các cơ sở để lựa chọn kết cấu và thiết kế các bộ phận gieo hạt và bộ phận bón phân. Việc xác định góc ma sát có thể thực hiện theo phương pháp mặt phẳng nghiêng và phương pháp lực kéo (Nguyễn Khắc Thường & cs., 1983; Phạm Văn Tờ, 2004).

Việc xác định góc ma sát được tiến hành trên thiết bị đo góc ma sát Gunt TM225 tại phịng thí nghiệm Cơ học ứng dụng, khoa Cơ – Điện. Thiết bị có thể đo được góc ma sát nghỉ và góc ma sát lăn.

Đối với ma sát nghỉ:

Tấm vật liệu cần đo góc ma sát với đậu tương hoặc phân bón có kích thước 100x500 mm được gắn lên mặt thiết bị. Hạt đỗ tương hoặc phân bón được gắn trên tấm nhựa có kích thước 100x100 mm (mẫu thí nghiệm), gia tăng thêm khối lượng để tổng khối lượng mTN bằng 1000 gam. Mẫu thí nghiệm được buộc vào đầu dây không trọng lượng của thiết bị và đặt mặt có hạt hoặc phân lên tấm vật liệu gắn trên thiết bị. Đầu dây còn lại của thiết bị được cuộn vào ròng rọc hoặc gắn với móc treo quả cân sau rịng rọc. Thí nghiệm được tiến hành theo hai cách: + Cách 1 (Dùng mặt phẳng nghiêng): Nghiêng thanh AB (hình 3.4a) đến khi nào thấy mẫu thí nghiệm bắt đầu chuyển động thì dừng lại, góc tạo bới thanh AB và phương ngang (được hiển thị trên thang đo của thiết bị) chính là góc ma sát của tấm vật liệu với hạt đậu tương hoặc phân bón.

Gọi Q là trọng lượng của mẫu thí nghiệm, N

Q = mNT.g , N 3.2

Điều kiện để mẫu thí nghiệm tự trượt là:

T ≥ Fms hay tgα ≥ f hay α ≥ λ 3.3

47

a) b)

a) Phương pháp mặt phẳng nghiêng; b) Phương pháp dùng lực kéo

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 65 - 67)