Sơ đồ cấu trúc của bộ phận bónphân

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 59 - 63)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

2.33. Sơ đồ cấu trúc của bộ phận bónphân

Nguyên lý làm việc của bộ phận bón phân: Phân bón sau khi đi qua các lỗ

trên tấm chắn giảm áp lực của thùng xuống phễu sẽ trượt trên các mặt nghiêng qua cửa xả 6 vào buồng nạp phân I. Tại đây, phân rơi vào rãnh trục cuốn với số lượng nhất định, trục cuốn 1 quay mang phân tới vị trí thích hợp và đổ phân rơi tự do vào ống dẫn xuống rãnh trên luống. Do rãnh nằm phía trong trục cuốn, cùng với việc điều chỉnh tốc độ quay của trục cuốn thích hợp nên sẽ hạn chế được lượng phân rơi vào rãnh, đồng thời với Profin rãnh cắt lệch nên khi rãnh trục cuốn qua tâm của trục thì phân mới được đổ và thốt hồn tồn khi trục cuốn quay hết vòng. Với việc đặt các tấm chắn 5 và lò xo lá 3 ở vị trí thích hợp, cùng với 2 thành bên 6 sẽ tạo thành buồng nạp phân I, do đó phân chỉ được nạp vào rãnh trục cuốn trong vùng này và hạn chế được hiện tượng phân bị kéo theo khi trục cuốn quay. Trục cuốn quay sẽ tác động vào lị xo lá gây rung động tại vị trí cửa xả 8 nên khơng có hiện tượng tạo vòm tại cửa xả và làm cho dịng chảy của phân qua cửa xả khơng bị thay đổi, biên độ của của dao động phụ thuộc vào vị trí của lị xo lá so với trục cuốn, tần số dao động phụ thuộc vào số rãnh và tốc độ quay của trục cuốn.

2.5.2.2. Yêu cầu kỹ thuật và các chỉ tiêu đánh giá bộ phận bón phân * Yêu cầu kỹ thuật của bộ phận bón phân:

- Bón phân thành nhiều hàng thẳng dọc trên luống, khoảng cách giữa các hàng có thể điều chỉnh theo từng điều kiện cụ thể.

40

- Mật độ phân phải đều và có thể điều chỉnh phù hợp đối với từng loại đất, giống đậu tương và mùa vụ. Có thể điều chỉnh, thay thế để có thể bón cho nhiều loại phân khác nhau.

- Bộ phận bón phân có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành – phù hợp với trình độ người lao động, các chi tiết được chế tạo trong nước để thuận tiện cho việc bảo trì và sửa chữa, tránh các thiết bị nhập ngoại đắt tiền.

- Năng suất phù hợp với toàn hệ thống theo hướng cơ giới hóa đồng bộ để có thể thực hiện song song với các khâu khác (lên luống).

* Chỉ tiêu đánh giá bộ phận bón phân:

Yêu cầu của việc bón phân khơng địi hỏi cao và khắt khe như đối với bộ phận gieo. Do đó, để đánh giá bộ phận gieo tác giả chọn hai chỉ tiêu cơ bản là năng suất của bộ phận bón phân và chỉ tiêu về kẹt dính phân.

- Theo yêu cầu, lượng phân cần bón cho 1ha đậu tương là 450÷600kg, với năng suất của máy dự kiến là 0,3 ha/h và máy có 2 bộ phận bón phân nên tơi chọn lượng phân cần thiết để bón trong một giờ của một bộ phận bón phân là 60 ÷ 90 kg/h, làm cơ sở tính tốn cho chỉ tiêu về năng suất của bộ phận bón phân.

- Với các kết quả thí nghiệm sơ bộ cho thấy hiện tượng phân bị kẹt, dính vào rãnh trục cuốn và dập vỡ nhiều chỉ xảy ra khi phân bị nén ép. Để tránh hiện tượng này thì yêu cầu phân nạp vào rãnh trục cuốn khơng được nạp đầy. Do đó, đối với chỉ tiêu về kẹt, dính và dập vỡ phân sẽ được xác định thông qua hệ số nạp đầy của ránh trục cuốn, chọn hệ số nạp đầy của rãnh trục cuốn 50 ÷ 70 %.

KẾT LUẬN PHẦN 2

1. Tình hình sản xuất và áp dụng cơ giới hóa trong canh tác đậu tương:

Nhu cầu sử dụng đậu tương làm nguyên liệu trong sản xuất của nước ta trong nhưng năm gần đây ngày một tăng, nhưng sản lượng đậu tương trong nước mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ. Cơ giới hóa cịn thiếu, cịn yếu và chưa đồng bộ là một trong các nguyên nhân làm cho canh tác đậu tương không phát triển được.

2. Cấu trúc và nguyên lý làm việc của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân: Bộ phận gieo được lựa chọn làm việc theo nguyên lý cơ học kiểu đĩa có lỗ nhỏ bên trong. Bộ phận bón phân làm việc theo nguyên lý cơ học kiểu trục cuốn có

41

cấu trúc kiểu đặt phía dưới cửa xả của thùng và rãnh trục cuốn có Profin cắt lệch. Các nguyên lý này có cấu tạo đơn giản, dễ điều chỉnh, thay thế, chế tạo và thuận tiện khi vận hành máy.

3. Các chỉ tiêu đánh giá:

Đối với bộ phận gieo có ba chỉ tiêu: chỉ tiêu khả năng lấy hạt ≥ 95%, chỉ tiêu số lượng hốc có trên 1 hạt ≤ 10% và chỉ tiêu tỷ lệ hư hỏng hạt ≤ 5%.

Đối với bộ phận bón phân gồm hai chỉ tiêu: năng suất của một bộ phận bón phân 60 ÷ 90 kg/h, hệ số nạp đầy của rãnh trục cuốn 50 ÷ 70 %.

Các vấn đề đặt ra cho nghiên cứu của luận án: Gieo hạt và bón phân là hai trong các khâu quan trọng trong quy trình canh tác đậu tương theo hướng đồng bộ bằng cơ giới hóa, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng mùa màng và được coi là các khâu quy chuẩn cho các khâu trước (làm đất, lên luống) và sau (chăm sóc, thu hoạch) trong quy trình canh tác, do đó cần có những nghiên cứu mang tính cơ bản. Cùng với yêu cầu của đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài Độc lập cấp Nhà nước mã số ĐTĐL.CN-21/15 do Lê Minh Lư chủ trì và đề tài Nhánh cấp Nhà nước do Nguyễn Chung Thơng chủ trì. Nhiệm vụ đặt ra cho nghiên cứu của luận án là:

- Xây dựng các mơ hình tốn để xác định vùng làm viêc cho các thơng số chính của máy làm cơ sở thiết kế, chế tạo máy và nghiên cứu thực nghiệm.

- Nghiên cứu ổn định máy làm cơ sở lựa chọn kết cấu máy và chế độ làm việc của LHM phù hợp.

- Xây dựng mơ hình thí nghiệm đơn và đa u tố để xác định ảnh hưởng của các thông số cấu tạo và động học đến chất lượng làm việc của máy, tìm giá trị tối ưu làm cơ sở thiết kế và chế tạo máy.

- Thiết kế, chế tạo máy và thử nghiệm mẫu máy trong điều kiện thực tế và sơ bộ đánh giá chất lượng.

42

PHẦN 3. NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra của luận án, các nội dung nghiên cứu bao gồm:

- Xây dựng mơ hình tốn mơ tả ảnh hưởng của các thơng số chính đến khả năng làm việc của các bộ phận gieo đậu tương, bộ phận bón phân.

- Nghiên cứu ổn định của máy khi liên hợp máy làm việc trong điều kiện mặt đồng không bằng phẳng.

-Nghiên cứu xác định một số tham số lý thuyết: kích thước hình học và cơ tính của một số giống đậu tương phổ biến và phân bón.

- Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của một số thông số đến các hàm chỉ tiêu của bộ phận gieo, bộ phận bón phân làm cơ sở xác định các giá trị tối ưu cho các thơng số chính của bộ phận gieo, bộ phận bón phân.

- Chế tạo, thử nghiệm mẫu máy gieo hạt đậu tương kết hợp với bón phân trong điều kiện sản xuất thực tế, sơ bộ đánh giá khả năng và chất lượng làm việc của các bộ phận làm việc chính của máy.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong mỗi cơng trình nghiên cứu, ngồi các u cầu về tính chính xác, độ tin cậy thì cịn nhiều u cầu khác, như chi phí phải thấp hay thời gian ngắn,... Trong thực tế, có nhiều phương pháp, có những phương pháp cứu chung cho nhiều cơng trình nhưng cũng có các phương pháp nghiên cứu riêng cho một hoặc một số cơng trình nhất định. Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp sau:

3.2.1. Phương pháp giải tích

Đối với một số bài tốn về bộ phận gieo và bộ phận bón phân, như trong các mơ hình: Mơ hình xác định điều kiện lấy hạt và nhả hạt; Mơ hình xác định khả năng phân ly và giữ hạt; Mơ hình xác định lực tác của lưỡi gạt phân ly; Mơ hình xác định lượng phân qua cửa xả và Mơ hình xác định năng suất và vận tốc trục cuốn. Việc thực hiện phương pháp này khi đã biết các thông số hệ thống của mơ hình và cho kết quả có độ chính xác cao.

43

Máy GBĐ liên kết với máy kéo thông qua cơ cấu 3 điểm treo, trên hình chiếu đứng là một cơ cấu 4 khâu bản lề như hình 3.1. Việc xác định sự thay đổi của các góc dựa vào phương pháp giải tích, phân tích động học khi giải đồng thời những phương trình hình chiếu trên trục tọa độ của những chu vi kín hợp bởi các khâu của cơ cấu (Đặng Thế Huy, 1995). Vị trí của tâm quay I được xác định theo phương pháp vẽ bằng phần mềm thiết kế Autocad.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 59 - 63)