Sơ đồ nền tảng để chụp ảnh đậu tương và phân bón

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 64 - 65)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

3.2. Sơ đồ nền tảng để chụp ảnh đậu tương và phân bón

3.2.5. Phương pháp nghiên cứu xác định các tham số hệ thống

Đậu tương và phân bón cho đậu tương được đặc trưng dựa trên bốn loại: Thứ nhất bao gồm các thuộc tính trọng lực như khối lượng lớn và mật độ thực; Thứ hai bao gồm các thuộc tính kích thước - đặc biệt kích thước (chiều dài, chiều rộng, độ dày, đường kính tương đương) và hình dạng (độ trịn, độ giãn dài); Thứ ba bao gồm các tính chất cơ học như mô đun cắt, mô đun đàn hồi và hệ số Poason; Cuối cùng là các thuộc tính tương tác như ma sát (hệ số hạt/hạt ma sát tĩnh và vật/tường, hệ số hạt ma sát lăn/hạt và vật phẩm/tường), và đàn hồi (hệ số hạt/hạt và hạt/tường). Các đặc trưng của đậu tương và phân bón là các yếu tố làm cơ sở để chọn kết cấu và tính tốn các thơng số cơ bản của bộ phận gieo và bộ phận bón phân. Ngồi ra, trong mơ hình nghiên cứu ổn định của liên hợp máy cũng có nhiều tham số cần xác định.

45

3.2.5.1. Phương pháp xác định kích thước và hình dạng

- Về kích thước có thể xác định theo phương pháp đo đạc, về hình dạng ngồi phương pháp đo đạc thì có thể dùng phương pháp so sánh mẫu hoặc nhận xét mang tính chất tương đối (Phạm Thượng Hàn & cs., 2002). Vì đậu tương và phân bón cho đậu tương có kích thước nhỏ nên dụng cụ đo được chọn là thước kẹp Mitutoyo 530-312 (Phạm vi đo: 0 ÷ 150mm),có thể đo được các vật dụng có kích thước nhỏ đến 0,02mm. Cách đo là đo kích thước của từng hạt, đo ngẫu nhiên 200 hạt, đối với đậu tương đo kích thước theo 3 phương a, b và c (dài, rộng và dầy) của hạt và đối với phân bón đo kích thước theo đường kính (coi phân bón có dạng hình cầu).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)