Máy gieo đa năng GBPVN-02

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 54 - 55)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

2.30. Máy gieo đa năng GBPVN-02

Nguồn: Lê Quyết Tiến & cs. (2018)

2.5. LỰA CHỌN BỘ PHẬN GIEO VÀ BỘ PHẬN BÓN PHÂN 2.5.1. Lựa chọn bộ phận gieo 2.5.1. Lựa chọn bộ phận gieo

2.5.1.1. Lựa chọn cấu trúc và nguyên lý làm việc của bộ phận gieo

Như tác giả đã trình bày ở trên, có thể thấy đối với gieo hạt có rất nhiều nguyên lý, mỗi nguyên lý làm việc có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để phù hợp với điều kiện thực tế đồng ruộng vùng sản xuất chuyên canh đậu tương ở miền Bắc nước ta và đáp ứng các tiêu chuẩn đã đề ra đối với gieo hạt đậu tương bằng máy theo hướng canh tác bằng cơ giới hóa đồng bộ tơi chọn bộ phận gieo hạt đậu tương (bộ phận gieo) theo nguyên lý cơ học kiểu đĩa ngang lỗ nhỏ bên trong như hình 2.31.

Cấu trúc của bộ phận gieo bao gồm: Cốc định lượng 1; Đĩa gieo 2; Buồng

nhả hạt 3; Lỗ đĩa 4; Đĩa cố định 5; Lỗ cố định 6; Tấm biên 7; Cánh gạt dẫn hướng 8 và Trục truyền 9. Một bộ phận gieo sẽ gieo hạt cho 2 hàng trên một luống do đó có 2 buồng nhả hạt được bố trí tại vị trí ra hạt và lắp trên thành của đĩa cố định. Đĩa gieo được liên kết với trục truyền và nhận chuyển động quay từ bánh xe máy gieo thông qua hệ dẫn động cơ khí.

Nguyên lý làm việc của bộ phận gieo: Hạt từ thùng được cấp vào cốc định

lượng 1, nhờ lực chèn ép của khối hạt bên trong cốc và rung động của máy nên hạt từ cốc định lượng được rơi ra ngoài đĩa gieo 2, để điều chỉnh và hạn chế số hạt ra đĩa và cân bằng với số hạt đã gieo thì trên cốc định lượng được thiết kế cửa

35

điều chỉnh lượng hạt. Hạt trên đĩa sẽ di chuyển ra vùng cấp hạt và rơi xuống lỗ đĩa trên đĩa gieo, hạt trong lỗ chuyển động cùng với đĩa và đi vào buồng nhả hạt 3, do có lưỡi gạt hạt tại cửa buồng nhả hạt nên chỉ có các hạt nằm trong lỗ mới được đi vào buồng nhả hạt. Tại đây, khi lỗ trên đĩa gieo trùng với lỗ trên đĩa cố định 5 hạt sẽ rơi vào đường ống dẫn xuống rãnh đã rạch sẵn, đối với các hạt không thể tự rơi (bị kẹt) thì bộ phận nhả hạt cưỡng bức ở sẽ tác động cưỡng bức để hạt rơi xuống ống. Hạt chuyển động rơi tự do trong ống và xuống rãnh trên luống, hạt trong rãnh sẽ được phủ một lớp đất thích hợp nhờ bộ phận lấp đất.

1. Cốc định lượng; 2. Đĩa gieo; 3. Buồng nhả hạt; 4. Lỗ đĩa;

5. Đĩa cố định; 6. Lỗ cố định; 7. Tấm biên; 8. Cánh gạt dẫn hướng; 9. Trục truyền.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 54 - 55)