Sơ đồ cấu trúc của bộ phận gieo

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 55 - 57)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

2.31. Sơ đồ cấu trúc của bộ phận gieo

* Ưu điểm của bộ phận gieo:

+ Có cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, điều chỉnh và tháo, lắp nên khi cần gieo hạt với các giống khác nhau, số lượng hạt trên hốc và khoảng cách hốc khác nhau thì ngồi việc thay đổi về tốc độ quay của đĩa gieo thông qua thay đổi tỷ số truyền thì có thể điều chỉnh bằng cách thay đĩa gieo.

+ Có thể gieo nhiều hàng từ một bộ phận gieo bằng cách mở thêm lỗ trên đĩa cố định và lắp thêm buồng nhả hạt.

36

+ Trong quá trình chuyển động, hạt khơng chịu tải trọng va đập nên ít làm ảnh hưởng đến chất lượng của hạt giống.

* Nhược điểm của bộ phận gieo: vận tốc làm việc không được cao, cần đảm bảo đủ thời gian để hạt có thể rơi vào lỗ, tránh các hiện tượng dập và cắt gây hư hỏng. Trong thực tế, với điều kiện đồng ruộng nhỏ, hẹp và không bằng phẳng như khu vực đồng bằng Bắc bộ nước ta thì cũng khơng cho phép các máy nơng nghiệp di chuyển với tốc độ cao.

2.5.1.2. Yêu cầu kỹ thuật và các chỉ tiêu đánh giá bộ phận gieo * Yêu cầu kỹ thuật của bộ phận gieo

- Gieo thành nhiều hàng thẳng dọc trên luống, khoảng cách giữa các hàng có thể điều chỉnh theo từng điều kiện cụ thể.

- Các hốc (khóm) trên từng hàng phải có khoảng cách (ah) tương đối đều và có thể điều chỉnh.

- Mật độ hạt phải đúng theo yêu cầu nông học đối với từng loại đất, giống đậu tương và mùa vụ.

- Bộ phận gieo không được làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt, có thể điều chỉnh hoặc thay thế để gieo được nhiều giống đậu tương khác nhau (kích thước hạt các giống khác nhau) và có thể được truyền động dễ dàng.

- Bộ phận gieo có cấu tạo đơn giản, dễ vận hành – phù hợp với trình độ người lao động, các chi tiết được chế tạo trong nước để thuận tiện cho việc bảo trì và sửa chữa, tránh các thiết bị nhập ngoại đắt tiền.

- Năng suất phù hợp với toàn hệ thống theo hướng cơ giới hóa đồng bộ để có thể thực hiện song song với các khâu khác (lên luống).

* Chỉ tiêu đánh giá bộ phận gieo

Việc đánh giá bộ phận gieo, có thể thơng qua nhiều chỉ tiêu như: chỉ tiêu về năng suất, khoảng cách giữa các hàng trên luống, độ sâu gieo, khoảng cách các hốc trên hàng, độ phân tán của hạt trên hàng, độ hư hỏng hạt,… Tuy nhiên, có thể thấy theo các u cầu nơng học thì chỉ tiêu mật độ gieo là quan trọng nhất. Do đó, tác giả chọn chỉ tiêu chính để đánh giá bộ phận gieo là chất lượng gieo, bao gồm khả năng lấy hạt của bộ phận gieo, số lượng hạt trên hốc (mỗi hốc 1÷2 hạt) và tỷ lệ hư hỏng hạt.

Đối với việc lấy hạt của bộ phận gieo cần phải được đảm bảo, để tránh hiện tượng mất khoảng, cây mọc không đều. Đồng thời cũng cần hạn chế số lượng hạt

37

trên hốc để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cây phát triển đồng đều và thuận lợi cho quá trình thu hoạch. Ở đây, tác giả chọn chỉ tiêu khả năng lấy hạt ≥ 95%, chỉ tiêu số lượng hốc có trên 1 hạt ≤ 10% và chỉ tiêu tỷ lệ hư hỏng hạt ≤ 5%.

2.5.2. Lựa chọn bộ phận bón phân

2.5.2.1. Lựa chọn cấu trúc và nguyên lý làm việc của bộ phận bón phân

Do u cầu khơng khắt khe như bộ phận gieo nên bộ phận bón phân trong các máy bón phân hóa học học hiện nay thường là loại cơ học kiểu trục cuốn. Tuy nhiên, trục cuốn được đặt ngay dưới đáy thùng nên phân hay bị kẹt, dính và vỡ nhiều, đồng thời phải có cánh khuấy chống tạo hiện tượng tạo vịm phía trên trục cuốn.

a) b) c)

e) g) h)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 55 - 57)