Sơ đồ xác định vị trí nhả hạt

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 95 - 97)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

4.10. Sơ đồ xác định vị trí nhả hạt

Lỗ đĩa gieo mang hạt đi vào buồng nhả hạt, tại đây khi lỗ đĩa và lỗ trên đĩa cố định trùng nhau thì việc nhả hạt sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cần xác định kích thước (chiều dài) của lỗ cố định để không xảy ra hiện tượng cắt hạt do hạt chưa rơi hết chiều cao của đĩa gieo mà lỗ đĩa đã đi qua lỗ cố định, nếu hiện tượng này xảy ra thì hiện tượng khơng lấy được hạt của lỗ đĩa đó trong lần lấy hạt kế tiếp có thể sẽ khơng thực hiện được (do một phần của hạt vẫn nằm trong lỗ). Ngoài ra, trong nhiều trường hợp lỗ đĩa có thể bị kẹt do các hạt chèn ép trong lỗ hoặc thì cần phải có các giải pháp kỹ thuật khác nhằm tăng khả năng nhả hạt - cưỡng bức nhả hạt.

76

Để đảm bảo các hạt đều có thể rơi khỏi lỗ đĩa xuống lỗ cố định thì việc tính tốn cần xem xét trong trường hợp khó rơi nhất, tức là trong trường hợp hạt có kích thước lớn nhất (dhmax) và vận tốc của đĩa gieo là lớn nhất (vlđmax).

Coi vị trí bắt đầu nhả hạt là khi lỗ đĩa hồn toàn trùng với lỗ cố định, như vậy chuyển động của hạt bao gồm chuyển động kéo theo đĩa với vận tốc Vlđ và chuyển động rơi tự do và yêu cầu hạt phải rơi hết chiều dầy đĩa gieo trước khi lỗ đĩa bắt đầu ra khỏi lỗ cố định. Để giảm chiều cao rơi tự do của hạt thì khe hở e (mm) giữa đĩa gieo và đĩa cố định càng lớn càng tốt, tuy nhiên theo điều kiện giữ hạt thì chiều dầy của đĩa lại giảm nên khó khăn trong chế tạo, lắp ghép và ổn định của đĩa khi làm việc, mặt khác khe hở e lớn thì các hạt nhỏ trong lỗ đĩa lại có khả năng chui vào khe hở nên khe hở giữa đĩa gieo và đĩa cố định được chọn bằng 1 mm (e = 1 mm) và vát mép lỗ (Δvm = 1 mm) để tăng khả năng thoát hạt (yêu cầu: e + Δvm ≤ dhmin/2).

* Phương trình chuyển động của hạt:

Tương tự như bài tốn lấy hạt, phương trình chuyển động của hạt khi rơi vào lỗ cố định như hệ phương trình 4.23, ta có chiều dài lỗ cố định được xác định theo công thức:

√ ( )

trong đó:

dlđ là đường kính lỗ đĩa, dlđmax = 10 mm

vlđ là vận tốc lỗ đĩa, vlđmax = 0,308 m/s (theo điều kiện lấy hạt) dh là kích thước lớn nhất của hạt, dhmax = 7,7 mm

Thay số vào cơng thức 4.33, ta có: Scđ ≥ 32,2 mm (ứng với vận tốc lỗ đĩa lớn nhất theo điều kiện lấy hạt vlđmax, đường kính lỗ đĩa lớn nhất dlđmax và hạt có kích thước dhmax), để đảm bảo an toàn cho hạt cần chọn Scđ tăng lên và có thể bố trí thêm lưỡi ấn để tác động nhả hạt cưỡng bức đối với các hạt bị kẹt.

* Trường hợp các lỗ bị kẹt:

Hạt có thể bị kẹt trong lỗ đĩa do hạt có kích thước lớn hơn lỗ đĩa hoặc có hai hạt chèn ép lên nhau như hình 4.11. Nếu hiện tượng này xảy ra thì sẽ dẫn đến mất khoảng và có thể lặp đi lặp lại, do đó cần phải cưỡng bức nhả hạt bằng lưỡi ấn

77

khi lỗ đĩa còn nằm trong lỗ cố định. Với kết quả tính tốn và thí nghiệm thì vị trí đặt lưỡi ấn là giữa lỗ cố định, vì tại đây lưỡi ấn sẽ khơng tác vào các hạt rơi tự do mà chỉ tác động vào các hạt bị kẹt và vẫn còn thời gian để các hạt bị kẹt rơi qua đĩa gieo.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)