Bộ phận gieo kiểu khí động

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 42 - 44)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

2.13. Bộ phận gieo kiểu khí động

Nguồn: Nguyễn Bảng & cs. (1978)

- Bộ phận gieo khí động có ngun lý làm việc là tạo độ sụt áp ở miệng lỗ để hút giữ hạt và thả hạt khi bị mất áp. Cấu tạo bộ phận gieo gồm đĩa có lỗ, hai bên đĩa bố trí buồng tạo áp và buồng chứa hạt. Mặt buồng tạo áp có bố trí khoang kín làm mất áp ở vị trí thả hạt. Khi làm việc, đĩa xoay, lỗ đĩa mang hạt di chuyển đến vị trí thả hạt thì bị mất áp suất, mất lực hút, hạt rơi xuống đất theo trọng lượng. Ưu điểm bộ phận gieo khí động là hạt trên miệng lỗ khơng bị tác động cơ học khác ngồi lực hút bằng khí. Vì vậy, việc tiếp nhận, vận chuyển và thả hạt đạt độ chính xác cao, đảm bảo an tồn khi ra khỏi buồng chứa. Máy địi hỏi có bộ giảm áp, hệ thống dẫn khí và làm kín để chống mất áp. Do địi hỏi có bộ giảm áp, trình độ gia cơng chính xác nên giá máy thường cao hơn so các kiểu máy cơ học khác.

23

* Theo tính năng, gồm có: máy gieo đơn và máy gieo đa năng

- Máy gieo đơn chỉ thuần túy thực hiện chức năng gieo và lấp đất cho hạt. Sử dụng máy gieo đơn năng có hiệu quả chưa cao, thường áp dụng trên các thiết bị đẩy tay, do súc vật kéo hoặc trên các máy gieo có bề rộng làm việc lớn.

- Máy gieo đa năng là loại có nhiều chức năng phục vụ việc gieo hạt như làm đất, lên luống, bón lót phân tồng hợp, phun thuốc xử lý cỏ. Do thực hiện nhiều công việc cùng một lúc nên sử dụng sẽ giảm số lượt máy đi trên đồng, tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và công phục vụ máy. Do hiệu quả sử dụng cao, máy gieo đa năng được các nước tập trung nghiên cứu và ngày càng hoàn thiện hơn về kết cấu và vật liệu chế tạo máy.

Trong máy gieo đa năng, bộ phận bón lót phân vơ cơ và bộ phận gieo là kết cấu chính thường được liên kết tạo thành modun hay nhánh làm việc độc lập. Kết cấu này được thiết kế tiêu chuẩn nên rất thích hợp trong ứng dụng và sữa chữa tháo lắp, thay thế phụ tùng, chi tiết.

2.4.2. Một số nguyên lý bộ phận bón phân

Bón phân có nhiều loại, dạng khác nhau và tác dụng cũng khác nhau. Hiện nay người ta chia phân thành hai loại: phân hữu cơ và phân vô cơ. Tuy nhiên cần lưu ý khi phân bón tiếp xúc với các chi tiết máy bằng kim loại sẽ xảy ra oxy hóa làm nhanh rỉ hỏng các chi tiết máy và dưới tác dụng cơ học thì phân dễ bị vón, kết dính nên ảnh hưởng xấu tới khả năng bón phân.

Có 3 hình thức bón phân (А.Б.ЛУРЬЕ, 1977; Nguyễn Bảng & cs., 1978; Nguyễn Văn Muốn & cs., 1999):

- Bón phân rải đều trên toàn bộ bề mặt thường là phân hữu cơ, phân vô cơ vào thời điểm sau khi cày và trước khi bừa (bón lót). Cũng có khi rắc phân trên tồn bộ bề mặt sau khi gieo trồng, sau đó xới cỏ vun đất vào gốc cây. Phương pháp này địi hỏi máy có cấu tạo đơn giản và cho năng suất cao, song lượng phân cây hấp thụ không hết do bị bay hơi, rửa trôi và gây ơ nhiễm mơi trường.

- Bón phân theo hàng được thực hiện đồng thời hoặc sau khi gieo trồng, thường kết hợp với gieo hoặc xới. Khi bón phân theo hàng và phân được phủ để hạn chế bay hơi vào khơng khí. Phương pháp bón phân này hiệu quả hơn và tiết kiệm phân bón tuy nhiên địi hỏi máy phải có cấu tạo phức tạp hơn.

24

- Bón phân theo hốc yêu cầu phân phải được chế tạo dưới dạng viên và dúi sâu xuống đất gần gốc cây. Phương pháp này rễ cây hấp thụ phân với tỷ lệ cao hơn, song đòi hỏi máy phải có cấu trúc phức tạp, năng suất thấp, bởi vậy chỉ được sử dụng đối với loại phân dễ phân hủy và đắt tiền.

* Đối với phân bón vơ cơ có một số loại sau: + Bộ phận bón phân kiểu cánh dẫn:

1. Thùng; 2. Que báo; 3. Que khuấy; 4. Cánh dẫn; 5. Ống dẫn; 6. Đĩa; 7. Đai cố định; 8. Tấm chắn; 9. Tay đòn; 10. Cung chia.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 42 - 44)