Bộ phận bónphân kiểu trục cuốn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 57 - 59)

Phần 5 Kết luận và kiến nghị

2.32. Bộ phận bónphân kiểu trục cuốn

Đối với phân bón lót cho đậu tương là loại chậm tan, dạng hạt nên ở đây tác giả chọn bộ phận bón phân kiểu trục cuốn. Từ kết quả thí nghiệm sơ bộ (Bảng 3P phần Phụ lục) về bộ phận bón phân kiểu trục cuốn với 3 dạng Profin của rãnh (rãnh ngoài trục cuốn, rãnh trong trục cuốn: cắt đều và cắt lệch) và 2 kiểu cấu trúc (trục cuốn đặt dưới đáy thùng và trục cuốn đặt dưới cửa xả của thùng) khác nhau như hình 2.32, có một số nhận xét như sau:

1. Kiểu trục cuốn đặt dưới đáy thùng (hình 2.32a, 2.32b và 2.32c) thường xuyên có hiện tượng tạo vịm, cần phải có cánh khuấy để tránh được hiện tượng tạo

38

vòm. Năng suất làm việc của rãnh trục cuốn không đều, tỷ lệ bị dập vỡ cao (khối lượng thể tích tăng nhiều).

2. Với Profin rãnh trục cuốn phía ngồi trong cả 2 kiểu cấu trúc (hình 2.32a và 2.32e), nếu khơng có hiện tượng tạo vịm thì ln được nạp đầy. Khi thành bên đặt sát trục cuốn thì hiện tượng dập vỡ phân do bị nén, ép giữa mặt ngoài trục cuốn và thành bên (khổi lượng thể tích tăng 30%). Ngược lại, khi đưa thành bên xa trục cuốn thì hiện tượng phân bị kéo theo tăng (hệ số nạp đầy tới 150%). 3. Với Profin rãnh phía trong khi trục cuốn quay nhanh thì hệ số nạp nhỏ hơn 100%, hiện tượng dập vỡ phân giảm nhiều so với dạng Profin rãnh phía ngồi. Tuy nhiên, trong trường hợp rãnh cắt đều như hình 2.32b và 2.32g, phân bón lại khơng được tháo hết ra khỏi rãnh khi trục cuốn quay hết một vòng.

4. Kiểu cấu trúc trục cuốn đặt phía dưới cửa xả của thùng có Profin rãnh cắt lệch phía trong trục cuốn (hình 2.32h), khi vị trí buồng nạp liệu và lượng phân bên trong được điều chỉnh thích hợp thì năng suất làm việc của trục cuốn sẽ ổn định, khơng có hiện tượng phân bị kéo theo trục cuốn. Khi hệ số nạp đầy dưới 70% thể tích rãnh thì phân chỉ được đổ ra khỏi rãnh khi miệng rãnh đã quay qua tâm của của trục, do đó có thể đặt thành bên sát trục cuốn để giảm kích thước ống dẫn phân.

Trên cơ sở thí nghiệm và phân tích khả năng làm việc của các kiểu cấu trúc và Profin của rãnh trục cuốn như hình 2.32, tơi chọn bộ phận bón phân có cấu trúc kiểu đặt phía dưới cửa xả của thùng và rãnh trục cuốn có Profin cắt lệch nằm phía trong trục cuốn như hình 2.33.

Cấu trúc bộ phận bón phân bao gồm: Trục cuốn 1 có các rãnh cắt lệch có

nhiệm vụ lấy phân đúng số lượng và nhả phân đúng vị trí theo yêu cầu tránh hiện tượng kẹt, dính phân; Vít điều chỉnh 2 để điều chỉnh lị xo lá; Lị xo lá 3 có tác dụng gây rung chống tạo vòm ở cửa xả của thùng; Tấm điều chỉnh 4 để thay đổi chiều dài của cửa xả, điều chỉnh lượng phân bón; Tấm biên 5 để hạn chế vùng nạp phân, đồng thời hạn chế hiện tượng phân kéo theo trục cuốn; Các thành bên 6; Tấm ngang 7 để hạn chế bề rộng của cửa xả; Cửa xả 8 là khe hở giữa tấm điều chỉnh 4, các tấm ngang 7 và lị xo lá 3, có nhiệm vụ cấp phân từ thùng vào buồng nạp phân I.

39

1. Trục cuốn; 2. Vít điều chỉnh; 3. Lị xo lá; 4. Tấm điều chỉnh; 5. Tấm chắn; 6. Thành bên; 7. Tấm dọc; 8. Cửa xả; I. Buồng nạp phân.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu xác định một số thông số làm việc chính của máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân (Trang 57 - 59)