Phần 5 Kết luận và kiến nghị
3.1. Cơ cấu 4 khâu bản lề
3.2.2. Phương pháp số
Đối với các phương trình vi phân phi tuyến như trong Mơ hình xác định quy luật chuyển động của hạt và Mơ hình nghiên cứu ổn định của liên hợp máy GBĐ, thì chỉ có thể giải theo phương pháp gần đúng. Ở đây tác giả sử dụng phương pháp số, phương pháp Runge - Kutta (Trần Thị Nhị Hường & Đặng Thế Huy, 1987; Hoffman, 1994; Jonh, 2005).
3.2.3. Phương pháp mơ hình hóa và mô phỏng hệ thống kỹ thuật
Sau khi máy gieo hạt đậu tương kết hợp bón phân được chế tạo và làm việc sẽ liên kết với máy kéo thơng qua cơ cấu 3 điểm treo phía sau máy kéo. Để dự đoán những tác động của mặt đồng đến quá trình làm việc của máy và làm cơ sở cho việc lựa chọn chế độ làm việc cũng như phân bổ vị trí cho các bộ phận làm việc chính của máy, tác giả sử dụng phương pháp mơ hình hóa và mơ phỏng hệ thống kỹ thuật để nghiên cứu sự ổn định của liên hợp máy GBĐ khi làm việc trong một số điều kiện nhất định. Phương pháp này dựa trên việc xây dựng mơ hình số và dùng phương pháp số để tìm các lời giải cho các tính chất tĩnh học và động lực học của một hệ thống kỹ thuật (Bùi Hải Triều và Nguyễn Đình Tùng, 2015). Đồng thời sử dụng máy tính thơng qua phần mềm Matlab để mô phỏng.
44
3.2.4. Phương pháp phần tử rời rạc số (Discrete element method)
Các thơng số về hình học và cơ tính của hạt đậu tương là các tham số quan trọng trong việc nghiên cứu xác định các thơng số làm vệc chính của bộ phận gieo và bộ phận bón phân. Ở đây, tác giả sử dụng phương pháp phần tử rời rạc số (DEM) để xác định kích thước và hình dạng của hạt đậu tương DT84, bằng cách sử dụng hình ảnh kỹ thuật số: hình ảnh kỹ thuật số của đậu tương được chụp và phân tích để định lượng kích thước, đặc biệt là các đặc tính hình dạng của hạt (hình 3.2). Phương pháp DEM cũng được áp dụng để xác định góc nội ma sát và trọng lượng của hạt. Đây là một trong các phương pháp hiện đại và một trong những ứng dụng đầu tiên của DEM được thực hiện bởi Cundall và Strack (Cundall & Strack, 1979).