Nguyên tắc của công tác QLNN đối với dịch vụ THTT

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 29 - 31)

1.2. Quản lý nhà nước đối với dịch vụ truyền hình trả tiền

1.2.3. Nguyên tắc của công tác QLNN đối với dịch vụ THTT

Nguyên tắc tập trung dân chủ (phân cấp quản lý): QLNN đối với dịch vụ THTT: Chính phủ nắm quyền chỉ đạo và có trách nhiệm cuối cùng đối với thị trường THTT; phát huy tính sáng tạo trong hoạt động QLNN của các Bộ, ban nganh liên quan và cơ quan địa phương trong hoạt động QLNN đối với dịch vụ THTT; tăng cường sự gắn kết giữa Chính phủ, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Đây là nguyên tắc nền tảng của hoạt động QLNN đối với nền kinh tế nói chung và đối với dịch vụ THTT nói riêng.

Ngun tắc cơng bằng: QLNN đối với dịch vụ THTT phải đảm bảo sự công bằng trong hoạt động cung cấp cũng như hoạt động sử dịch dịch vụ THTT. Nhà nước không trực tiếp tham giao trấn chỉnh hoạt động, khơng áp đặt ý chí vào các

quá trình vận động, phát triển của dịch vụ THTT, không can thiệp quá sâu vào các hoạt động của thị trường THTT. Nhà nước chỉ tham gia định hướng, lên kế hoạch về nội dung phát sóng, cập nhật cơng nghệ và chỉ tác động gián tiếp vào thị trường thông qua cơ chế cung – cầu của thị trường THTT.

Nguyên tắc tiết kiệm: QLNN đối với dịch vụ THTT cần được thực thi đạt mục tiêu đề ra với mức chi và tổn thất hợp lý trong phạm vi đã được tính tốn kỹ lưỡng. Hiệu quả và tiết kiệm có thể đạt được thơng qua tiến hành các hoạt động QLNN dựa trên 3 tiêu chí:

 Kinh tế: dịch vụ THTT được cung cấp với chất lượng cao nhất bằng chi phí thấp nhất

 Hiệu quả: thực hiện được nhiều hoạt động, mang lại giá trị cho đất nước một cách công bằng, đúng đắn

 Chất lượng: hoạt động cung cấp dịch THTT được thực hiện thuận lợi, công khai và làm cho người sử dụng dịch vụ cảm thấy hài lòng.

Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Việc định hướng hoạt động của thị trường THTT luôn phát triển đúng hướng và thượng tôn pháp luật là nhiệm vụ của nhà nước. Để thực hiện nguyên tắc này, nhà nước xây dựng các khung pháp lý, chính sách phù hợp với bối cảnh nền kinh tế và thị trường THTT trong nước. Hai phần chính mà hoạt động QLNN đối với sự phát triển của thị trường THTT hướng tới bao gồm:

 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn và phát song: Hệ thống này là nền tảng để các nhà cung cấp dịch vụ hoạt động và thực hiện triển khai các kế hoạch, chiến lược kinh doanh, quảng bá, truyền thơng nhằm mục đích phát triển thị trường của mình cũng như tăng cường tập người dùng. Các đơn vị này khơng được tham gia vào q trình sáng tạo nội dung các chương trình phát sóng, nhưng nội dung chương trình được lựa chọn phát sóng bởi các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT này.

 Nội dung chương trình truyền hình trên các hệ thống THTT: Nhà nước phải thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát chất lượng nội dung chương trình,

nhằm đảm bảo nội dung các chương trình phải trải đều ra các mặt: chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa.

Như vậy, QLNN đối với truyền hình nói chung và đối với dịch vụ THTT nói riêng là hỗ trợ nhằm tăng cường sức mạnh của truyền hình, giúp cơng tác truyền hình phục vụ tốt nhất cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w