Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý cước phí dịch vụ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 95 - 97)

3.4. Giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại Việt

3.4.5. Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý cước phí dịch vụ

Hiện nay, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT đều đồng thuận với các quy định về giá sàn, đề án xây dựng giá sàn đã và đang được triển khai thực hiện. Chủ tịch hiệp hội THTT Việt Nam khẳng định: Giá sàn đã được nghiên cứu và xây dựng theo mức giá sản phẩm, giá sàn là để đảm bảo các doanh nghiệp không cung cấp dịch vụ dưới giá sàn, từ đó chống bán phá giá và chấp nhận lỗ để tranh giành thị

phần. Hậu quả do việc thiếu giá sàn gây ra đối với thị trường THTT là dễ gây ra sự rối loạn trong cạnh tranh về giá cũng như tạo sự khó khăn trong cơng tác quản lý các tiêu chí, chuẩn mực về hạ tầng kĩ thuật, cơng nghệ truyền dẫn, nội dung các chương trình.

Hiệp hội THTT đã nhiều lần đề nghị các cơ quan QLNN sớm đưa ra cơ chế, chính sách về đơn giá dành cho thuê bao THTT dựa trên Đề án Xây dựng đơn giá dịch vụ truyền hình trả tiền của Hiệp hội. Nhưng do cịn nhiều vấn đề cần làm rõ và giải quyết, đến nay vẫn chưa có một cơ chế rõ ràng về cơ chế cước phí thuê bao THTT.

Để xây dựng một hệ thống cơ chế, chính sách rõ ràng về mức cước phí th bao THTT, các cơng việc cần làm đối với các cơ quan QLNN bao gồm:

- Triển khai nghiên cứu và ban hành hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ hiệu quả của thị trường THTT trong cơng tác tun truyền đường lối chính trị thiết yếu.

- Triển khai nghiên cứu và ban hành hệ thống cơ chế, chính sách về một mơ hình thí điểm đơn vị cung cấp dịch vụ THTT với các tiêu chí đánh giá như độ đa dạng của thông tin, độ phong phú của nội dung hay số lượng phương thức truyền dẫn sóng truyền hình.

- Hồn thiện bộ quy định về cơng tác lên kế hoạch kinh doanh dịch vụ, các cơ chế tài chính, chế tài về thuế đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT.

- Cập nhật các chính sách pháp luật, đường lối nhằm phục vụ công tác phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn cho các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình (cả quảng bá và THTT) tới các vùng khó khăn, miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và cả cộng đồng Việt kiều.

- Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quy định rõ ràng về công tác quản lý các hoạt động sản xuất, phát sóng nội dung, quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát sóng nhằm giúp cho thị trường THTT phát triển nhanh chóng trong thời đại cơng nghệ đồng thời tuân thủ đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Hồn thiện hệ thống các văn bản quy định về quản lý tài chính, quản lý giá thành cước dịch vụ đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT.

Hoạt động cung cấp dịch vụ THTT cần lấy độ hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị làm tiêu chí cơ bản nhằm đánh giá sự phát triển bền vững. Mức độ tăng trưởng của thị trường phải được thể hiện qua sự đóng góp vào cơng tác tuyên truyền đường lối của Đảng và Nhà nước, đem lại các lợi ích đối với nền kinh tế và toàn xã hội.

Hiện nay ở các nước trên thế giới, cơ cấu về doanh thu đến từ phí thuê bao dịch vụ THTT lên tới 75% tổng doanh thu thị trường, còn doanh thu từ quảng cáo trên truyền hình chỉ chiếm khoảng 20%, phần cịn lại đến từ các phần như cho thuê thiết bị, trường quay,… Tuy vậy, ở Việt Nam hiện nay, tổng doanh thu từ dịch vụ THTT vào năm 2020 đạt 7.572 tỷ đồng, trong khi doanh thu từ hoạt động quảng cáo của các đài phát thanh, truyền hình đạt tới 7.250 tỷ đồng.

Vì thế, cần thúc đẩy sự phát triển của thị trường dịch vụ THTT ở cả khu vực thành thị và khu vực nơng thơn, trong khi đưa ra chính sách về giá hợp lý với mức thu nhập của người tiêu dùng ở các vùng khác nhau, để không chỉ khai thác hết khối lượng thị trường, vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị và nâng cao dân trí người dân, giảm sự chênh lệch về dân trí giữa các vùng, vừa giải quyết nhu cầu giải trí của người dân.

3.5. Một số kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại Việt Nam

Với những đánh giá về hiện trạng, ưu điểm – khuyết điểm và những khó khăn hiện có đối với cơng tác QLNN đối với dịch vụ THTT tại Việt Nam, tác giả cho rằng cơng tác đổi mới và hồn thiện cơng tác QLNN đối với dịch vụ THTT là một nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ quan QLNN. Những giải pháp đề ra sẽ giúp cho các tổ chức, cơ quan QLNN cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT có cơ hội tốt hơn để vươn mình phát triển, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của thị trường THTT Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với dịch vụ trả tiền tại Việt Nam. (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w