1.2. Quản lý nhà nước đối với dịch vụ truyền hình trả tiền
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với dịch vụ
trả tiền
1.2.5.1. Nhân tố môi trường vĩ mô
a. Cơ chế, chính sách, quy định ban hành bởi Nhà nước
Cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước là nền tảng cho sự phát triển của thị trường dịch vụ THTT và là khung pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường THTT cả trong nước và ngoài nước. Giống như hết các ngành khác trong nền kinh tế thị trường, thị trường dịch vụ THTT cần có một nền chính trị ổn định để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển. Các cơ quan QLNN tác động tới các hoạt động của thị trường dịch vụ THTT thông qua hệ thống luật pháp.
Luật pháp cơng bằng, nghiêm minh, chính trị ổn định chính là mơi trường lý tưởng, thuận lợi cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT. Các quy định về mua bán, cho thuê, cho vay, chất lượng hạ tầng kỹ thuật là các yếu chính tác động tới hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT. Các hoạt động hành pháp của Chính phủ vừa có thể tạo ra cơ hội, vừa có thể tạo ra thách thức cho các doanh nghiệp, ở đây có thể kể tới như chính sách thuế, hành lang pháp lý,…
b. Mức độ phát triển của nền kinh tế - xã hội quốc gia
Việt Nam hiện nay là một trong những nước dẫn đầu trong cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, gìn giữ trật tự xã hội đi đơi với duy trì tốc độ phát triển kinh tế liên tục ở tốc độ cao. Kể từ khi mở cửa nền kinh tế, nhà nước khơng cịn nắm quyền kiểm sốt tuyệt đối với nền kinh tế, khơng can thiệp trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp được bảo vệ bằng các chính sách minh bạch, cơng bằng về thuế, vay vốn, xuất nhập khẩu và đấu thầu dịch vụ công,… Kinh tế Việt Nam còn nhiều vấn đề nổi cộm cần giải quyết như: vấn đề việc làm, vấn đề an sinh xã hội, phân hóa giàu nghèo, vấn đề tham nhũng, sức cạnh tranh và sức hấp dẫn của nền kinh tế cịn thấp, ơ nhiễm môi trường tràn lan, hiệu quả đầu tư thấp,… Với những vấn đề nhãn tiền cần giải quyết như thế, yêu cầu cần phải nhanh chóng nâng cao năng lực quản lý của cơ quan QLNN nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực con người.
Kinh tế vĩ mơ là nhân tố có tác động lớn tới sự phát triển của thị trường dịch vụ THTT, trong đó tác động lớn nhất là tăng trưởng thuê bao và lạm phát. Thu nhập của nhân dân tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế dẫn tới nhu cầu sử dụng các dịch vụ cao cấp tăng lên, trong đó có dịch vụ THTT, đây là cơ hội rất lớn dành cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT. Ở chiều hướng còn lại, khi nền kinh tế thụt lùi, thu nhập đi xuống, nhu cầu của người dân sẽ giảm bớt và chuyển về các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu hơn. Ngồi ra, các nhân tố vĩ mô khác như lạm phát, lãi suất vay vốn từ ngân hàng nhà nước, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái,… vừa là cơ hội, vừa là thách thức dành cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT. Quy mô dân số quốc gia là nhân tố quan trọng hình thành nên quy
mơ của thị trường THTT. Quy mô dân số, tỷ lệ gia tăng dân số bình qn, dân trí, xu hướng di dân, tốc độ tăng thu nhập là những chỉ số cần quan tâm nghiên cứu và phân tích để đánh giá quy mơ thị trường của một quốc gia hay một khu vực. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, cơ sở hạ tầng phụ trợ phát triển là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT.
Tuy vậy, nhu cầu tăng lên cũng đồng nghĩa với các vấn đề đã nêu ở trên cũng diễn ra thường xuyên hơn. Khi tận dụng các yếu tố mang tầm vĩ mô, các cơ quan QLNN cũng cần thực hiện nhiệm vụ của mình nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các vấn đề như ô nhiễm môi trường, thiếu hụt năng lượng, lãng phí đầu tư và hao tổn tài nguyên thiên nhiên.
c. Mức độ phát triển của nền khoa học, kỹ thuật quốc gia
Nền khoa học, kỹ thuật quốc gia là nền tảng cho sự phát triển của tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế. Sự phát triển của thị trường, của quốc gia cần phải dựa vào sự phát triển bền vững của nền khoa học, kỹ thuật chứ không thể mãi mãi dựa vào sự dồi dào về tài nguyên thiên nhiên. Nền khoa học, kỹ thuật là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hệ thống cơ sở, hạ tầng THTT, tới lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của thị trường THTT nước nhà. Nhà nước phải phân phối hợp lý ngân sách và nghiên cứu các phương thức tận dụng tài nguyên thiên nhiên, lợi thế về điều kiện địa lý một cách tối ưu với sự trợ giúp từ nền tảng khoa học, kỹ thuật quốc gia. Hiện nay tại Việt Nam, nhà nước cần xây dựng mơi trường kinh doanh mà có nhiều bên tham gia khai thác và phân phối dịch vụ và sẵn sàng thay đổi để bắt kịp với xu thế phát triển của khoa học – công nghệ trong thị trường dịch vụ THTT thế giới.
Ngày nay bất kỳ doanh nghiệp nào, không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ THTT, cũng cần có một hệ thống xử lý thơng tin nhanh, chính xác và hiệu năng cao, cùng với đó là hệ thống truyền phát thông tin công nghệ cao, kết hợp với nhau cùng đem lại lượng thông tin khổng lồ về sự biến đổi của thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Tuy vậy, dù cần thay đổi nâng cấp, nhưng những thay đổi ấy cần hướng tới mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng
cung cấp dịch vụ và giảm giá cước thuê bao. Khi giá cước chỉ xấp xỉ giá thành thì cuộc chiến về giá dần chuyển thành cuộc chiến về tiến bộ công nghệ, đặc biệt là trong một ngành dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao như dịch vụ THTT. Chỉ một thay đổi trong bất kỳ công nghệ lõi nào của ngành dịch vụ THTT như cơng nghệ truyền tín hiệu, cơng nghệ phát sóng,… cũng có thể loại bỏ nhiều doanh nghiệp khỏi cuộc đua trên thị trường dịch vụ THTT, nhất là ở một thị trường có nhu cầu tăng với tốc độ chóng mặt như Việt Nam
d. Mức độ hội nhập của thị trường với nền kinh tế quốc tế
Thế giới hiện đại là một thế giới của sự liên kết, phụ thuộc, những chuyển động của một quốc gia có thể ảnh hưởng tới các nước láng giềng hoặc có thể ở quy mơ tồn thế giới. Với nhu cầu ngày một tăng của con người, kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu nhằm cung cấp được đầy đủ lượng hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho sự vận động của thế giới. Sự thích ứng với sự thay đổi trong khu vực và trên thế giới yêu cầu sự liên kết chặt chẽ giữa các cấp quản lý với người dân.
Trong lĩnh vực dịch vụ THTT, nhà nước là nhân tố quan trọng nhất bởi vừa cần điều tiết, điều phối hoạt động của thị trường trước sự tham gia của các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT có vốn đầu tư nước ngồi, vừa cần đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong nước và đảm bảo chất lượng các chương trình nước ngồi hội nhập vào Việt Nam là những những chương trình đi đúng với đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước đề ra. Nhiệm vụ của nhà nước trong thời đại hội nhập mới là phải tìm cách ổn định mơi trường vĩ mơ, phát triển đất nước theo đúng kế hoạch đề ra, phát triển con người đi đơi với duy trì tinh thần đồn kết toàn dân tộc và các giá trị cơ bản của xã hội.
1.2.5.2. Nhân tố thuộc về các cơ quan QLNN
a. Bộ máy QLNN đối với dịch vụ truyền hình trả tiền
Hệ thống bộ máy QLNN dịch vụ THTT gồm 02 cấu phần:
Hệ thống các đơn vị QLNN đối với dịch vụ THTT
Với hệ thống các cơ quan QLNN đối với dịch vụ THTT, xây dựng cơ cấu hợp lý về mặt số lượng, phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận nhằm kết hợp hoạt động quản lý một cách kịp thời, hiệu quả. Tuy vậy, nếu cơ cấu bộ máy khơng được tính tốn cẩn thận sẽ dẫn đến sự cồng kềnh, ảnh hưởng xấu tới công tác QLNN đối với hoạt động THTT.
Với cơ chế phối hợp hoạt động của bộ máy QLNN, cơ chế chính là phương thức tác động lên hoạt động của các dịch vụ THTT, cùng với nhau thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra đối với thị trường THTT. Cơ chế phối hợp hoạt động của bộ máy QLNN đối với dịch vụ THTT các cấp có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với tính hiệu quả của hoạt động quản lý. Trong thị trường dịch vụ THTT, cơ chế phối hợp hoạt động của các cơ quan QLNN được thực hiện trong tồn bộ q trình quản lý, từ xây dựng khung pháp lý, chính sách, xây dựng bộ máy quản lý đến công tác tổ chức, triển khai hoạt động thực thi chính sách đã đề ra.
c. Năng lực của đội ngũ QLNN đối với dịch vụ truyền hình trả tiền
Nhân sự của bộ máy QLNN có trách nhiệm phải xây dựng đường lối, chính sách và kế hoạch cho sự ổn định và tăng trưởng bền vững của thị trường dịch vụ THTT. Vấn đề đặt ra đối với đội ngũ QLNN u cầu ngồi trình độ quản lý đặc thù cịn cần có tầm nhìn bao qt, kỹ năng lên kế hoạch dài hạn nhằm mục đích đặt ra đường hướng phù hợp dành cho thị trường THTT. Cán bộ QLNN có nhiệm vụ thu nhập và sàng lọc thơng tin từ đó đưa ra quyết định một cách chính xác, cơng bằng.
1.2.5.3. Nhân tố thuộc về các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền
a. Năng lực quản lý, điều phối nguồn lực của doanh nghiệp
Khả năng cạnh tranh và sự phát triển ổn định của bất kỳ nhà cung cấp nào cũng ảnh hưởng rất nhiều bởi năng lực quản lý, điều phối nguồn lực của đội ngũ lãnh đạo đứng đầu. Khả năng điều phối nguồn lực của doanh nghiệp là điều phối các yếu tố như: nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ,… thực hiện tốt công tác quản trị các nguồn lực nói trên sẽ quyết định
năng lực cạnh tranh, sản xuất của nhà cung cấp dịch vụ THTT. THTT là một ngành dịch vụ đặc biệt, yêu cầu rất cao về hạ tầng kỹ thuật, cơng nghệ, tiềm lực tài chính và nhân lực chất lượng cao của nhà cung cấp. Vì thế để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong nước, cơ quan QLNN có nhiệm vụ theo dõi sát sao, thường xuyên đánh giá năng lực của nhà cung cấp, từ đó kiểm sốt quyền cung cấp dịch vụ trên thị trường THTT nước nhà.
b. Ý thức chấp hành pháp luật, chính sách, quy định của doanh nghiệp
Ý thức chấp hành pháp luật, chính sách, quy định của một doanh nghiệp kinh doanh THTT thể hiện qua việc doanh nghiệp chủ động tuân thủ đúng các quy định của nhà nước trong quá trình vận hành và kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động chấp pháp của doanh nghiệp thể hiện sự hiệu quả của hệ thống pháp luật, chính sách, quy định do cơ quan QLNN đưa ra. Các cơ quan nói trên ngồi cơng tác xây dựng khung pháp lý, hệ thống chính sách cịn cần chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và giám sát hoạt động phổ biến kiến thức pháp luật cho các nhà cung cấp dịch vụ THTT bởi lĩnh vực truyền hình nói chung và THTT nói riêng có khả năng lan tỏa rất lớn và tạo tác động mạnh mẽ lên tư tưởng người dân. Doanh nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật cũng sẽ tác động lên ý thức sống và làm việc theo pháp luật của đông đảo người dân.
c. Yếu tố cạnh tranh đến từ thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền
Cạnh tranh là hiện tượng tất yếu của mọi thị trường, thị trường càng rộng lớn thì cạnh tranh xuất hiện càng nhiều và càng khốc liệt. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp thể hiện qua thị phần của doanh nghiệp đó trong một phân khúc hoặc trong một thị trường nhất định của sản phẩm mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT được xây dựng dựa trên cước phí, chất lượng dịch vụ, tốc độ truyền phát, sức mạnh thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp,…
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp có rất nhiều phương pháp để gia tăng năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường, trong đó có cả những phương pháp cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng rất lớn tới người tiêu dùng và doanh nghiệp khác. Vai trò
của cơ quan QLNN là rất quan trọng trong công tác kiểm sát sự cạnh tranh của thị trường nhằm giúp thị trường trong nước trở nên minh bạch, cơng bằng, từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp vận hành hiệu quả và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM